T Các lực lượng giáo dục
3.2.5. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp sinh viên Trường Cao đẳng Y tế phải gắn liền với các hoạt động của Đảng, đoàn thanh niên, các tổ chức đoàn
phải gắn liền với các hoạt động của Đảng, đoàn thanh niên, các tổ chức đoàn thể xã hội
Công tác quản lý, chỉ đạo đóng vai trò then chốt, là nhân tố đảm bảo sự thành công của công tác giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên nói riêng. Nó tạo ra sự thống nhất ý chí trong nhà trường; định hướng sự phát triển của hoạt động giáo dục trên cơ sở mục tiêu chung, hướng sự nổ lực của mọi người vào mục tiêu đó; tổ chức, điều hòa, phối hợp hướng dẫn hoạt động của các cá nhân trong quá trình giáo dục; tạo động lực cho mọi cá nhân, tạo môi trường và điều kiện bảo đảm phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả.
Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên là một quá trình, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, có liên quan đến nhiều mối quan hệ phức tạp
và chịu sự tác động của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường. Vì vậy, rất cần sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát hơn của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đối với Đoàn thanh niên. Từ đó, đoàn thanh niên có kế hoạch cụ thể, phối hợp chặt chẽ với các phòng, bộ môn, cán bộ, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm…cũng như phối hợp với Tỉnh đoàn, các cơ quan có chức năng nơi cư trú để thực hiện tốt các nhiệm vụ cấp trên giao. Thường xuyên xây dựng, bổ sung kịp thời đội ngũ cán bộ đoàn, thực sự là những thủ lĩnh trong tổ chức các hoạt động cho sinh viên, thông qua đó tiến hành công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên theo mục tiêu chung đã đề ra.
Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng giáo dục trong Nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chúng ta biết rằng, bất cứ hoạt động nào trong nhà trường mà không tìm được sự đồng thuận, không tìm được tiếng nói chung của các lực lượng tham gia thì không bao giờ đạt được mục đích mong muốn. Nếu các lực lượng giáo dục có tâm huyết, có nhận thức đúng, ý thức trách nhiệm cao mà không được tạo điều kiện thuận lợi về cả tinh thần và vật chất thì công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên cũng không thành công. Vì vậy, cần có một cơ chế cụ thể cho cán bộ, giảng viên tham gia tổ chức, hỗ trợ hoạt động của sinh viên. Thực tế cho thấy, ở trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh, vào các ngày lễ lớn thường xuyên tổ chức các hoạt động như văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, cầu lông…Khi nào, đoàn trường được Đảng ủy, Ban giám hiệu quan tâm đầu tư về nội dung, về tài chính, thời gian thì khi đó hoạt động được sôi nổi và thu hút được nhiều sinh viên tham gia. Cũng cần phải thấy rằng hoạt động Đoàn trong trường học là một mảng lớn rất quan trong và không ít khó khăn, do đó cần phải có một cán bộ chuyên trách, năng động, sáng tạo, có điều kiện về thời gian, tâm sức cho công tác này.
Cần phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa nhà trường với chính quyền, các tổ chức, các đoàn thể ở địa phương trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên nhằm tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn ngừa các
tệ nạn xã hội như ma túy, tội phạm, HIV/AIDS, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông…
Vấn đề quan tâm của sinh viên học nghề là nghề nghiệp và việc làm sau khi ra trường. Do đó, nhà trường cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề giới thiệu, tư vấn việc làm. Chủ động phối hợp với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước nhằm tạo cơ hội việc làm cho sinh viên.
Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể khẳng định, vai trò lãnh đạo của Đảng và các đoàn thể đã đóng vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục ý thức đạo đức truyền thống cho sinh viên nói chung và cho sinh viên trường y nói riêng. Nó có tác dụng định hướng và củng cố niềm tin đối với sinh viên trong bối cảnh xã hội hiện nay. Điều quan trọng là ở trong nhà trường đã kết hợp được vai trò lãnh đạo của Đảng và sức mạnh của các đoàn thể trong công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên. Trong công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên, tổ chức Đảng đã đóng vai trò lãnh đạo, định hướng nhận thức và hành động, xây dựng chiến lược và kế hoạch, chỉ đạo công tác.