Những hạn chế

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng y tế hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 72)

T Các lực lượng giáo dục

2.4.2.Những hạn chế

Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên cũng bộc lộ không ít bất cập, sự quan tâm của nhà trường, cấp ủy Đảng nhìn chung chưa tương xứng với yêu cầu mà mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp đặt ra. Hầu hết việc giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên đều chỉ là hình thức giáo dục gián tiếp như thông qua “tuần sinh hoạt công dân - sinh viên", các chương trình giáo

dục kỹ năng sống cho sinh viên thông qua các hoạt động đoàn - chi hội sinh viên…

Một bộ phận sinh viên của nhà trường có nhận thức và thái độ ở mức trung bình, một số ít có nhận thức chưa đúng về động cơ học tập và công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Nhiều sinh viên còn tỏ thái độ thờ ơ trong các giờ học ở các môn Lý luận chính trị, Y đức, Kỹ năng giao tiếp, Đạo đức người điều dưỡng...Ngoài ra, còn có hiện tượng sinh viên mắc vào những tệ nạn xã hội, vi phạm chuẩn mực đạo đức lối sống, lý tưởng đạo đức, đi học muộn hoặc bỏ học, bỏ thi không có lý do, có thái độ gian lận trong thi cử, cờ bạc, rượu chè, cắm quán...ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và tu dưỡng đạo đức nghề y.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên:

So với các thế hệ trước thì hiện nay, sinh viên có sự phát triển hơn rất nhiều về thể chất. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của cuộc sống tinh thần, định hướng giá trị, lối sống, quan niệm trong xã hội hiện đại, đặc biệt là mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động làm cho lối sống của sinh viên có nhiều thay đổi.

Trong khi đó nhà trường có lúc chưa nắm bắt kịp thời trước sự biến đổi nhanh về tâm - sinh lý của sinh viên nên đã gặp một số khó khăn và trở ngại trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Hơn nữa, chưa có chương trình và tài liệu cụ thể về công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên mà nội dung sử dụng trong quá trình giáo dục là một tổ hợp các hoạt động được thực hiện lồng ghép và tích hợp với tất cả các hoạt động khác. Do đó, lực lượng giáo dục khó hoặc không thể định hướng nhiệm vụ giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.

Bên cạnh đó, hạn chế về năng lực sư phạm của một số giáo viên, bao gồm một tổ hợp các năng lực khác nhau: Năng lực giảng dạy; năng lực giáo dục; năng lực tổ chức. Sự hạn chế về năng lực sư phạm là một trở ngại trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Sự hạn chế đó làm cho chủ thể giáo dục không thể có đủ

kiến thức về các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên nghề y hoặc chưa thực hiện các biện pháp đó một cách có hiệu quả.

Ngoài ra, đời sống khó khăn của một số giảng viên trong trường là một nguyên nhân khiến họ ít hoặc không tập trung cho công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Một bộ phận giảng viên không chấp nhận khó khăn đó, họ tìm cách nâng cao cuộc sống và lẽ dĩ nhiên họ không thể toàn tâm, toàn ý cho công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nghề nghiệp nói riêng.

Một số nguyên nhân khác như kinh phí cho các hoạt động ngoại khóa hạn hẹp, sự bấp cập trong công tác quản lý, lãnh đạo,…cũng đã ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình đào tạo của nhà trường.

Từ thực trạng trên chúng ta có thể khẳng định rằng công tác giáo dục đào tạo sinh viên của trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Vì vậy nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng giáo dục toàn diện.

Kết luận chương 2

Với chức năng nhiệm vụ của trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh, đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ y tế của ngành theo định hướng của Bộ Y tế và nhu cầu thực tế của địa phương. Nhà trường đã có chương trình, kế hoạch đạo tạo cụ thể về chuyên môn và đồng thời coi trọng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp của sinh viên. Việc giáo dục y đức cho sinh viên bước đầu đã thu được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao trình độ nhận thức và điều chỉnh hành vi đạo đức của sinh viên. Sinh viên đã có những hiểu biết và tham gia tích cực vào các phong trào chính trị - xã hội…Như vậy, việc giảng dạy đạo đức nghề nghiệp đã góp phần đáng kể nhằm cung cấp một nguồn nhân lực “đủ đức, đủ tài” cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân của địa phương.

Tuy nhiên, công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp của trường vẫn còn một số hạn chế nhất định. Để khắc phục tình trạng trên chúng ta cần phải có những quan điểm và giải pháp thực hiện để không ngừng nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng y tế hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 72)