nghiệp 335 76 60 63,2 395 69,6 8 Phải có hiểu biết sâu,
rộng 203 46 30 31,6 233 38,8
9 Phải có tinh thần ham
học hỏi 309 70 50 52,6 359 61,3 10 Kiên trì, bền bỉ, ngăn
nắp, cẩn thận 260 58,9 37 39 297 49 11 Phải có ý thức tự học, tự
bồi dưỡng và rèn luyện 216 49 28 29,5 244 39 12 Tận tụy và có trách 283 64,2 45 47,4 328 55,8
nhiệm cao với công việc 13 Cởi mở, dễ hòa nhập với
mọi người, có tinh thần đoàn kết 242 54,9 32 33,7 274 44,3 14 Trung thực, tôn trọng pháp luật và các quy chế chuyên môn 252 57 40 42,1 292 50
Nguồn: Tác giả điều tra tháng 6 năm 2015
Từ việc lựa chọn tiêu chuẩn, phẩm chất về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên cho thấy, sinh viên đã có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức cần thiết đối với nghề y. Trong đó, có phẩm chất đạo đức tốt (89,6%); phải có tình yêu thương con người (91,7%); phải có kiến thức chuyên môn giỏi (87%); thông cảm và tôn trọng người bệnh, luôn đặt y đức lên hàng đầu (79,7%); có năng lực thực hành tốt (80,4%). Đây chính là những yếu tố cơ bản làm nền tảng để các em luôn phấn đấu, tu dưỡng trở thành những người thầy thuốc trong tương lai vừa có năng lực chuyên môn, kỹ năng thực hành tốt, vừa có đạo đức nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, những phẩm chất như: lương tâm nghề nghiệp; phải có lý tưởng nghề nghiệp; phải có tinh thần ham học hỏi; tận tụy và có trách nhiệm cao với công việc…được sinh viên lựa chọn là cần thiết, vì đây là những tiêu chuẩn, phẩm chất mang tính đặc trưng nghề nghiệp, nhằm góp phần hỗ trợ thêm cho các tiêu chuẩn, phẩm chất khác để các em tiếp tục rèn luyện khi đang ngồi trên ghế nhà trường.
Tuy nhiên, có một số phẩm chất được sinh viên đánh giá chưa cao: phải có hiểu biết sâu, rộng (38,8%); phải có ý thức tự học, tự bồi dưỡng và rèn luyện (39%). Điều này chứng tỏ một bộ phận sinh viên luôn có tư tưởng thụ động trong học tập và nghiên cứu. Chính vì thế, các em chưa nhận thức được rằng đối
với một người thầy thuốc giỏi trong tương lai phải có trình độ chuyên môn sâu, có hiểu biết rộng về cuộc sống. Để đạt được kết quả đó, ngoài việc được học những kiến thức ở trường thì cần phải tự học hỏi, tìm hiểu thêm tri thức qua nhiều kênh thông tin khác và cả trong thực tế.
Như vậy, qua quá trình điều tra cho thấy sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh bước đầu đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng, sự cần thiết của những phẩm chất đạo đức đối với người thầy thuốc. Đó cũng chính là những yêu cầu mà xã hội đặt ra và là cái đích để mỗi sinh viên nghề y vươn tới trên hành trang vào nghề của mình. Từ thực trạng đó, nhà trường cần quan tâm chỉ đạo hơn nữa trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp, để đào tạo ra các thế hệ sinh viên sau khi ra trường đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tuy nhiên những nhận thức và thái độ đó chỉ có ý nghĩa khi các em tích cực hoạt động, học tập, rèn luyện, biến những yêu cầu đó thành những kết quả cụ thể. Và kết quả đó là thước đo giá trị bản thân các em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện và công tác sau này.
Để đánh giá thực trạng kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh chúng tôi đã tìm hiểu kết quả học tập rèn luyện của 537 sinh viên (442 sinh viên (181 sinh viên cao đẳng điều dưỡng khóa 6 và 261 sinh viên cao đẳng điều dưỡng khóa 7 và 95 sinh viên cao đẳng Hộ sinh).
Bảng 2.4: Kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên năm học 2013 - 2014 Ngàn
h
Kết quả học tập Kết quả rèn luyện
Khá - giỏi TB khá TB Xuất sắc Tốt Khá CĐ Điều dưỡng SL % SL % SL % SL % SL % SL % 136 34 260 56,9 46 9,1 33 7,5 389 88 20 4,5 CĐ Hộ sinh SL % SL % SL % SL % SL % SL % 38 40 43 45,3 14 14,7 9 9,5 80 84,2 11 6,3
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2013 - 2014 của trường CĐ Y tế Hà Tĩnh
Phân tích kết quả trên chúng tôi nhận thấy số sinh viên có kết quả học tập khá, giỏi tương đối cao, không có sinh viên xếp loại yếu kém. Tuy nhiên, qua đó cũng cho thấy trình độ học tập, rèn luyện của sinh viên chưa đồng đều. Theo chúng tôi nguyên nhân nằm ngay trong chính bản thân mỗi sinh viên, thiếu sự cố gắng vươn lên khắc phục khó khăn, chưa có phương pháp học tập khoa học. Cho nên, đây là một thực tế đặt ra cho nhà trường cần phải tổ chức quá trình học tập, thi cử cho sinh viên một cách khoa học hơn, quan tâm đến công tác giáo dục sinh viên làm cho các em nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tự học tự nắm vững kiến thức chuyên môn tương ứng với phương pháp dạy - học mới, phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học. Đồng thời, thực hiện tốt yêu cầu rèn luyện tay nghề nhằm thực hiện lý tưởng nghề nghiệp cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một nội dung quan trọng đối với nhà trường trong quá trình đào tạo để đào tạo ra một người cán bộ vừa "hồng" vừa "chuyên". Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 537 sinh viên (gồm
442 sinh viên cao đẳng điều dưỡng khóa 6 và khóa 7 và 95 sinh viên cao đẳng hộ sinh khóa 4 và khóa 5) với các mức độ: Quan trọng, bình thường, không quan trọng, kết quả ở bảng 5.
Bảng 2.5: Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Ngành SL
khảo sát
Quan trọng Bình thường Không quan trọng
SL % SL % SL %
Điều
dưỡng 442 407 92% 23 5,3% 12 2,7% Hộ sinh 95 76 80% 12 12,6% 8 8,4%
Nguồn: Tác giả điều tra tháng 6 năm 2015
Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thu được kết quả là 92% sinh viên cao đẳng điều dưỡng và 80% sinh viên hộ sinh cho rằng việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường là quan trọng. Điều này chứng tỏ đa số sinh viên khi lựa chọn vào trường y đã xác định đúng động cơ và thái độ học tập. Đồng thời, các em cũng đã nhận thức được những tiêu chuẩn và phẩm chất nào là cần thiết đối với người thầy thuốc mà chỉ được hình thành khi học tập và rèn luyện từ trường y. Vì vậy, đối với đa số sinh viên này luôn mong muốn có được môi trường giáo dục tốt. Từ đó, các em xác định công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp là vô cùng quan trọng để hoàn thiện bản thân về cả kiến thức chuyên môn và y đức.
Bên cạnh đó, một số sinh viên lại cho rằng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp chỉ là bình thường (5,3% sinh viên cao đẳng điều dưỡng và 12,6% sinh viên hộ sinh). Từ đó đặt ra cho chúng ta nhiều thắc mắc về tỷ lệ đối tượng sinh viên này, vì sao họ có nhận thức chưa đúng về việc cần thiết phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp đặc biệt đối với ngành y? Hơn thế nữa, qua bảng kết quả còn có biểu hiện của một lượng nhỏ sinh viên nhận thức công tác giáo dục đạo
đức nghề nghiệp là không quan trọng (2,7% sinh viên cao đẳng điều dưỡng và 8,4% sinh viên hộ sinh). Đây là vấn đề đáng lo ngại cho tương lai của những người làm thầy thuốc, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Cho nên, nhà trường cần phải tìm hiểu được số lượng sinh viên này và có các giải pháp giáo dục phù hợp, giúp các em nhận thức đúng những phẩm chất nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn.
2.3. Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Trường Caođẳng Y tế Hà Tĩnh trong thời gian qua đẳng Y tế Hà Tĩnh trong thời gian qua
2.3.1. Nhận thức của công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên của trường thời gian qua là sứ mệnh to lớn của nhiều lực lượng, có sự chỉ đạo chặt chẽ thống nhất từ Ban Giám hiệu, các Bộ môn, các tổ chức đoàn thể và các lực lượng khác trong nhà trường chứ không phải chỉ có giáo viên giảng dạy. Để đánh giá vai trò của các lực lượng giáo dục tham gia vào công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên theo 3 mức độ (tích cực, bình thường và chưa tích cực), chúng tôi đã tìm hiểu qua 537 sinh viên (442 sinh viên Cao đẳng điều dưỡng và 95 sinh viên cao đẳng Hộ sinh), kết quả trong bảng 6:
Bảng 2.6: Vai trò của các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
T