Yếu tố chính trị lịch sử

Một phần của tài liệu Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn (LA tiến sĩ) (Trang 50 - 54)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Yếu tố chính trị lịch sử

- Địa thế lịch sử và sự biến đổi của xã hội Champa:

Theo các tài liệu của tác giả D.G.E.Hall trong “Lịch Sử Đông Nam Á”, hay Maspéro trong Vương quốc Champa (Le royaume du Champa) và tác giả Nguyễn Đức Hiệp với Lâm Ấp, Champa và di sản, viết trên tạp chí Vietsciences, [10], [18], [21] cho rằng:

Vương quốc Champa có thể được chia thành các tiểu vương quốc: Indrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthura, Panduranga. Các tiểu quốc này đều thuộc Vương quốc Champa, nhưng tùy từng giai đoạn lịch sử, kinh đô và sự thịnh vượng của vương quốc Chăm lại có thể bắt đầu từ hướng bắc di dời dần

xuống về phương nam. ( H 2.1)

+ Tiểu vương quốc Indrapura: Đây là vùng đất từ Đèo Ngang, Hoành Sơn đến đèo Hải Vân (Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên) là vùng giao điểm của hai văn minh từ hướng Bắc và hướng Nam hải đảo. Đây là vùng đất "đệm" của hai nền văn minh Ấn-Hoa. Di tích Chăm trong vùng này còn ở Mỹ Đức, Quãng Bình, Hà Trung, Thạch An, Bích La cũng như ở dãi cồn ở Cửa Tùng, Cửa Việt. Di tích Tháp Chăm được tìm thấy ở An Xá (Do Linh), Cam Giang, Cam Lộ, Cổ Thành Ái Tử và Trà Liên. (Tháng 8, 2001 ở Thừa Thiên, Huế, tình cờ tìm được một ngôi tháp Chăm nhỏ, đỉnh tháp đã mất, thân tháp cao khoảng gần 2m. Theo Ngô Văn Doanh, ngôi tháp này (gọi là tháp Mỹ Khánh) có niên đại ở thế kỷ 8. Như vậy là ngôi tháp Chăm cổ nhất hiện còn thuộc phong cách Mỹ Sơn E1.)

Tại vùng này, người ta cũng tìm được nhiều đồ gốm xưa của văn hoá Chăm và Trung quốc từ thời Đường, Tống, Minh.. chứng tỏ xưa kia ở đây cũng có thể là nơi có các hải cảng thương mại sầm uất không kém cảng Hội An về sau này.

+Tiểu vương quốc Amaravati: Từ đèo Hải Vân (Quảng Nam) xuống phía nam đến giáp Bình Định là vùng trọng điểm của văn minh Chăm với các di tích lớn như Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Khương Mỹ, Chiên Đàn. Nơi đây ở Đồng Dương đã tìm thấy tượng phật đồng rất đẹp đầy mỹ thuật (hiện còn tàng trữ ở viện bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh). Đặc biệt các tượng điêu khắc, kiến trúc ở đền Đồng Dương chịu ảnh hưởng của Phật giáo đại thừa. Trong tất cả các di tich Chăm, nghệ thuật Chăm Đồng Dương là độc đáo sáng tạo và là nơi duy nhất có chịu ảnh hưởng tư tưởng từ Trung quốc phương bắc. Di tích Đồng Dương hầu như đã bị huỷ diệt hoàn toàn trong cuộc chiến tranh vừa qua.

+Tiểu vương quốc Vijaya: Mặc dầu Indrapura và Amaravati vẫn là lãnh thổ Chăm khi dời đô về Vijaya vào năm 1000, Indrapura và Amaravati đã trở thành các tỉnh ngoại vi, không còn chiếm vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị của Champa. Năm 1286, đất Indrapura phía bắc đèo Hải Vân nhượng cho Đại Việt. Năm 1390, khi Chế Bồng Nga mất, Indrapura mất hẳn, và sau đó không lâu

Amaravati cũng sát nhập vào Đại Việt.

Sau khi bị mất Indrapura và Amaravati sát nhập vào Đại Việt thì vùng đất từ Bình Định đến Phú Yên là nơi dân tộc Chăm sinh sống. Khi dân Việt đi vào định cư, thì người Chăm có đặc tính và khuynh hướng là không bám trụ ở lại. Đa số họ dời đi ở chỗ khác xuống phía Nam, chứ không ở lại với người Việt.

+Tiểu vương quốc Kauthura: Vùng đất này hiện nay thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa. Kauthura nổi bật vào thời kỳ sau Lâm Ấp mà sử Trung quốc gọi là nước Hoàn Vương. Quyền lực của Champa chuyển từ phía bắc xuống Kauthara ở phía nam. Vì thế thời Hoàn Vương, Champa có nhiều liên hệ và ảnh hưởng với Chân Lạp và Java. Tính chất thờ thần Visnu và theo Phật giáo trội hơn theo đạo thần Siva. Vào thời Hoàn Vương (758-859), các kiến trúc Chăm được xây dựng theo phong cách Hòa Lai (từ tên tháp Hòa Lai ở đông bắc Phan Rang). Phong cách kiến trúc rất gần vớI phong cách Chân lạp và Indonesia.

+Tiểu vương quốc Panduranga: Đây là vùng cứ địa cuối cùng còn sót lại của vương quốc Chăm. Năm 1692, Panduranga cũng bị sát nhập vào lãnh thổ đàng trong và chúa Nguyễn đổi tên Champa Panduranga thành trấn Bình Thuận. Khác với những vùng khác, Panduranga hiện vẫn còn cộng đồng người Chăm sinh sống, đa số tập trung ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Vì thế nhiều tháp trong vùng (như Po Rome, Po Klaung Garai) vẫn còn được dùng để thờ cúng và trong các dịp lễ hội, chứ không bị bỏ hoang như ở các đền tháp ở Amaravati, Vijaya và Kauthura.

Chính sự biến động từ sự phân chia thành các tiểu vương quốc trong cùng một vương quốc cũng như sự dịch chuyển các trung tâm quyền lực trong suốt quá trình lịch sử cũng đã góp phần tạo nên những sự khác biệt nhất định trong phong cách và kỹ thuật xây dựng – Đặc biệt là trên phong cách và kỹ thuật xây dựng ở các Đền Tháp. Ngoài ra, những khu vực này có vị trí địa lý đặc biệt nằm trên đường giao lưu giữa hai nền văn minh cổ đại của châu Á là Ấn Độ, Java và Trung Quốc cũng như có mối liên hệ với vương quốc liền kề là Phù Nam (Nam Bộ) nên trong tiến trình vận động lịch sử của người Chăm, văn hóa Chăm còn

chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa này….

Hình 2.1. Bản đồ phân bố các tiểu quốc Chăm trong lịch sử

Một phần của tài liệu Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn (LA tiến sĩ) (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)