4. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Những giá trị chung trong nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng Tháp
3.1. Đánh giá các giá trị trong nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng Tháp Tháp
3.1.1. Những giá trị chung trong nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng Tháp Tháp
Qua các nghiên cứu trên, nghiên cứu sinh nhận định rằng: Kiến trúc các Đền Tháp Chăm có thể được xem là đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc Chăm và có những giá trị nhất định trong di sản kiến trúc. Trong đó, dù có sự khác biệt tùy theo từng tính chất, quy mô, đặc điểm, niên đại,… nhưng các Tháp Chăm nói chung đều cho thấy chúng đều mang những giá trị điển hình. Đó là:
. Khả năng tổ chức quy hoạch-lựa chọn địa điểm xây dựng các Tháp:
Các di tích kiến trúc Chăm khi xây dựng đều có sự nghiên cứu, lựa chọn địa điểm và tổ chức quy hoạch cho các công trình. Những khả năng này thể hiện một kỹ thuật quy hoạch, lựa chọn địa điểm độc đáo, giàu tính bản địa. Điều này góp phần đáng kể tạo nên những giá trị nhất định cho các di tích. Theo đó, các Đền Tháp thường được xây dựng trên đồi cao hoặc trong các thung lũng, là nơi cách xa dân cư. Toàn cảnh các Tháp hay các quần thể Đền Tháp toát lên vẻ thanh thoát, tĩnh lặng. Việc quy hoạch các vị trí này của các Tháp cho thấy các quan niệm tôn giáo, tâm linh, tín ngưỡng, vũ trụ luận… và còn là hiện thân của triết lý giải thoát. Đồng thời kỹ thuật lựa chọn địa điểm còn góp phần mang yếu tố bảo tồn cho kiến trúc công trình khi các công trình không sụt lún, từ biến hay lộ chân móng dù trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm dưới tác động khắc nghiệt của khí hậu miền trung.
. Các giải pháp kiến trúc đặc biệt:
Trong số các loại hình kiến trúc, nghệ thuật Kiến trúc của Đền Tháp đóng vai trò đặc biệt và thể hiện đặc sắc các giá trị nghệ thuật. (xem thêm PL 05). Đó
là sự kết hợp giữa kiến trúc và các ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng; là sự kết hợp hài hòa, hữu cơ giữa kiến trúc-điêu khắc và kỹ thuật xây dựng, sử dụng vật liệu.
- Sơ đồ kiến trúc quy hoạch và bố trí mặt bằng kiến trúc được xây dựng theo khái niệm vũ trụ luận của Ấn Độ và các quan niệm tâm linh – tín ngưỡng. Điều này giúp chúng ta có cái nhìn và hiểu rõ hơn về các quan niệm tâm linh – tín ngưỡng và triết học của người Chăm xưa.
- Tỷ lệ các phần của tháp có tính nhân bản, nghĩa là nó được xuất phát từ con người.
. Nghệ thuật điêu khắc rất riêng:
Kiến trúc Chăm tuy có những nét ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ, Indonesia, Khơme nhưng họ không tiếp thu, sao chép một cách nguyên vẹn mà luôn cải biên sáng tạo trên cơ sở văn hoá bản địa. Như về mặt vật liệu, tháp Chăm chỉ xây bằng gạch, chứ không xây bằng đá như tháp Ấn Độ hay như các mẫu đề điêu khắc, nghệ thuật điêu khắc Chăm luôn dựa vào môtíp của Ấn giáo để rồi biến hoá thành cái riêng mình để rồi một số tác phẩm đã trở thành kiệt tác của cả khu vực. Và trong tổng thể, các tháp Chăm hướng về hình khối đơn giản, không qui mô bề thế như các tháp ở Ấn Độ, đền tháp Ăngko (Campuchia), tháp Borobudur (Indonesia). Tháp Chăm luôn hướng về tiểu phẩm cân xứng, đẹp mắt, vừa độc đáo vừa có cá tính. (xem thêm PL 05)
. Các kỹ thuật đặc biệt trong xây dựng:
Các giá trị kỹ thuật trên các Đền Tháp Chăm, có thể cho rằng, điểm đặc biệt nhất trong kỹ thuật xây dựng Tháp đó là kỹ thuật xây dựng không mạch vữa khi nó là nghệ thuật của sự kết hợp giữa kỹ thuật xây dựng với vật liệu và nghệ thuật điêu khắc để tạo nên những tác phẩm được đánh giá cao về tính thẫm mỹ và bền vững dưới tác động của môi trường và thời gian.
Ở đây, kiến trúc - điêu khắc và kỹ thuật xây dựng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Các tác phẩm điêu khắc không những làm đẹp cho các công trình kiến trúc mà cùng với kỹ thuật xây dựng đặc thù đã tạo nên một tổng thể gắn kết hài hòa, hữu cơ, tôn vinh lẫn nhau. Đó là một phương pháp xây Tháp theo nguyên tắc
tạo ra một tổng thể đồng chất (xem PL 04) với bề dày tường lớn để có được lực liên kết bền vững nhất, đồng thời dễ dàng tạo ra được những tác phẩm điêu khắc có đường nét mỹ thuật cao. Qua đó làm toát lên được giá trị mỹ thuật, làm rõ công năng sử dụng và các ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của các công trình đó.