4. Phương pháp nghiên cứu
3.3.4. xuất tổ chức quản lý thực hiện
Trong nhiều năm qua, những mối đe dọa từ yếu tố tự nhiên và cả từ con người khiến các di sản kiến trúc Chăm bị đưa vào Danh mục có nguy cơ bị đe dọa. Việc kém ý thức trong việc nhận thức các giá trị kiến trúc Chăm từ những người dân quanh khu vực của di tích, của du khách, của những kẻ phá hoại rất đáng báo động!. Đó là việc lấy cắp, hủy hoại, leo trèo lên các di tích, xâm lấn các công trình dân sinh, sử dụng các nguồn nước ngầm làm sụt lún di tích, thậm chí là từ việc trùng tu không đúng cách.. Trong khi đó, công việc duy trì và phục hồi các di tích kiến trúc Chăm vẫn còn trên chương trình nghị sự, và kỹ thuật để ngăn chặn thiệt hại cho vô số những vật liệu, phù điêu và các đồ trang trí khác
tượng trưng cho vẻ đẹp tinh tế của các di tích vẫn chưa được xác định và thực thi một cách khả quan. Do đấy, nhiều di tích vẫn đang bị xói mòn và đổi màu do ô nhiễm, do những kẻ phá hoại vì nhiều mục đich khác nhau.
Từ những thực trạng như thế, có thể thấy rằng:
+ Trước tiên, cần có sự hiểu biết về lịch sử, văn hoá và các đặc tính dân tộc Chăm. Đây là nền tảng, cơ sở cho công tác nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị di tích Champa nói chung và cho các di tích đền tháp Chăm nói riêng, Lắng nghe tiếng nói của đồng bào, ý nguyện của đồng bào Chăm và tôn trọng những giá trị này là một trong những tiêu chuẩn chân xác của công tác tu bổ phát huy giá trị di tích, là tâm hồn dân tộc. Và có như vậy công tác này mới có được sự bền vững lâu dài.
+ Xây dựng dự án là bước khởi đầu quan trọng, cần được giao cho các cơ quan chuyên môn có uy tín làm tư vấn và các chủ dự án có kinh nghiệm thực tế lâu năm. Trong đó, cần có các bước cần thiết sau:
+ Thực hiện tốt công tác điều tra, sưu tầm, căn cứ vào hiện trạng di tích, tư liệu lịch sử, lời kể của nhân chứng, nghiên cứu, chẩn đoán toàn diện và chính xác về điều kiện và nguyên nhân hư hại của di tích để xây dựng bản vẽ tu bổ, phục hồi trung thực các yếu tố nguyên gốc ban đầu làm cơ sở cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Đồng thời qua đó cùng với việc căn cứ vào nguyên tắc bảo tồn và quy chế tu bổ di tích mà đưa ra các phương án tu bổ, tôn tạo thích hợp.
Trên cơ sở thực tế tham gia bảo tồn - tu bổ một số công trình kiến Tháp tại Quảng Nam - Đà Nẵng, nghiên cứu sinh nhận thấy một số các vấn đề còn tồn tại cần lưu tâm và đề xuất trong công tác quản lý như sau:
- Cần nhìn nhận, đánh giá đúng giá trị công tác bảo tồn các di tích kiến trúc Chăm và sớm có giải pháp phù hợp. Hiện nay, các kiến trúc này thực sự được chính quyền, các cấp xem nhẹ. Nhiều phế tích phát lộ rất giá tri như: Phong Lệ, Cấm Mít, Quá Giáng( Đà Nẵng) sau khi được khai quật thì gần như bỏ phế.( Chỉ căn bạt che tạm. Mưa xuống tràn ngập vào các hố móng, hố thiêng,.. Đơn vị tiếp quản (Bảo Tàng Đà Nẵng) phải dùng tạm bao cát chắn
nước; Các phù điêu trang trí lại vương vãi;..). Đặc biệt, các nghành liên quan chưa đánh giá hết tác động của môi trường lên các kiến trúc Tháp như: Gió bào monfvaatj liệu gạch, mưa rửa trôi các lớp gạch mủn, nước ngầm xâm thực-thẩm thấu( Đối với những Tháp có chân móng cạn - nông như Khương Mỹ,...)
- Thẩm định công tác bảo tồn - tu bổ của cấp có thẩm quyền cũng có vai trì rất lớn trong việc quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư. Bởi vì nếu thẩm định không chính xác sẽ dẫn đến sai sót trong thi công, gây biến dạng di tích. Thực trạng rất nhiều kiến trúc Tháp sau khi trùng tu gặp phải vấn đề về vật liệut, thẫm mỹ,.. như: Tháp Khương Mỹ, một số Tháp ở Mỹ Sơn (Quảng Nam),..
- Quá trình xây dựng và triển khai một dự án tu bổ di tích thực chất là mặt hoạt động mang tính khoa học và kỹ thuật rất cao. Nhưng trong thực tế các đơn vị chủ đầu tư, cơ quan tư vấn và thi công tu bổ ít khi chú ý tới việc tổng kết, báo cáo khoa học kết quả tu bổ các di tích . Đây là những cơ sở cho các đánh giá, nghiên cứu, đúc kết các kinh nghiệm cần thiết.
- Trong quá trình thi công tu bổ di tích Tháp, nhiều khi chúng ta phải tháo dỡ từng phần, có khi đào sâu bên dưới của di tích kiến trúc Tháp. Đây là thời điểm thuận lợi nhất để tiếp cận và nghiên cứu đặc trưng kiến trúc Tháp. Nhiều phát hiện mới về giá trị kiến trúc, quá trình biến đổi ở di tích và hiện trạng kỹ thuật buộc chúng ta phải thay đổi thiết kế ban đầu, thậm chí còn phải đưa ra các giải pháp tu bổ mới cho phù hợp với tình hình thực tế tại công trường. Tất cả diễn biến trong quá trình thi công tu bổ di tích kiến trúc Tháp cần được ghi chép tỷ mỷ, tổng kết có hệ thống và in ấn thành các tập sách công bố rộng rãi sẽ là dịp tuyên truyền sâu rộng về di tích, đồng thời cung cấp tư liệu khoa học, thực sự bổ ích cho việc tu bổ trong tương lai.
+ Bước quan trọng tiếp theo cần có sự phát triển bền vững các khu dân cư gần các di tích. Trong đó cần gắn trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá
trị di tích; về ý thức, trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị di tích, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng. Tranh thủ các kênh thông tin, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền ( hệ thống phát thanh cơ sở, cổng thông tin điện tử của địa phương; chú trọng sử dụng các hình thức tuyên truyền thông qua báo chí, truyền hình, sân khấu hóa, đầu tư xây dựng các phim tài liệu ngắn, các cuốn sách, tập gấp giới thiệu di sản văn hóa Chăm để tuyên truyền, quảng bá trong các lễ hội hoặc bày bán tại các địa điểm di tích, nhà sách,… Điều tra, sưu tầm, tư liệu hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về di tích Chăm. Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tổng kiểm kê di sản và lập hồ sơ di tích Chăm; nghiên cứu, biên soạn, phát hành các tài liệu, ấn phẩm về các di tích).
+ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về lĩnh vực di sản văn hóa. Kiện toàn, nâng cao trách nhiệm bộ máy quản lý tại di tích. Phối kết hợp tốt giữa chủ sở hữu với tổ chức, cá nhân được giao quản lý di tích ( kết hợp với chính sách khen thưởng, xử lý các vi phạm,..)
+ Chú trọng đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Huy động nguồn lực toàn xã hội cho công tác trùng tu, tôn tạo các di tích. Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho công tác tu bổ, chống xuống cấp đối với các di tích, cụm di tích xếp hạng; đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, hệ thống dịch vụ cho khai thác giá trị di tích lịch sử văn hóa; triển khai việc cắm mốc chỉ giới, lắp đặt biển chỉ dẫn đối với các di tích, cụm di tích xếp hạng;
+ Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích – di sản; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích - di sản. Khai thác kinh nghiệm, các tập tục cổ truyền tốt đẹp, kiến thức về tổ chức lễ hội, các hình thức tín ngưỡng, các hình thức trình diễn – tái hiện đi kèm,… Thực tiễn trong những năm qua khi tổ chức các lễ kỷ niệm ở Mỹ Sơn cho thấy hình thức này hoàn toàn có thể áp dụng, có tác dụng tích cực trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá khi nó góp phần thu hút sự quan tâm của thế giới, của các tổ chức uy tín đồng thời thu hút lượng lớn khách du lịch và
thúc đẩy hơn nữa trách nhiệm và sự tự ý thức của cộng đồng và các tổ chức chính quyền địa phương. Tuy nhiên, loại hình văn hoá thích ứng này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, cẩn trọng trong vận dụng bởi có sự tồn tại nhiều hình thức văn hóa trong đó. Bởi sự tồn tại nhiều hình thức văn hoá trong bảo tồn tôn tạo thích nghi các di tích này là do các điều kiện lịch sử cụ thể, không thể áp đặt. Nó mang tính khách quan của lịch sử. Nắm chắc tính quy luật, hiểu rõ các điều kiện cụ thể là điều kiện quan trọng để bảo tồn và phát huy giá trị di tích Chăm một cách tốt nhất và toàn diện nhất. Đồng thời lại phải coi mỗi di tích Chăm nằm trong tổng thể các di tích trong quá trình lịch sử xây dựng và tồn tại của nó, khi đó công tác bảo tồn và phát huy sẽ hiệu quả cao… Còn một số các di tích hư hỏng hoàn toàn có thể coi là di tích khảo cổ, khi đó nhà quản lý di tích địa phương buộc phải tổ chức bảo vệ, bảo tồn. Và nó có giá trị cao trong nghiên cứu khoa học, nghệ thuật, lịch sử đối với cả khách trong nước và khách quốc tế. Điều này cũng cần quan tâm đối với cả một số phế tích tháp Chăm nữa, như phế tích Đồng Dương ( Thăng Bình - Quảng Nam), vv...
Ngoài ra, một chiến lược đồng bộ về giám sát và bảo quản đều đặn cũng là mấu chốt đối với việc bảo vệ các di tích này và các ý nghĩa văn hoá kiến trúc của nó!