4. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Các cơ sở pháp lý
Đây là cơ sở quan trọng trong công tác bảo tồn vì công tác này có tính đặc thù cao. Muốn trùng tu một công trình di tích, ngay từ khâu lập dự án và trong suốt quá trình phải tuân thủ những nguyên tắc nghiêm ngặt để gìn giữ tính nguyên gốc, tính xác thực và các giá trị của di tích.
Tại Việt Nam, thực hiện triệt để nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Xây dựng phong trào quần rộng khắp tự nguyện tham gia bảo vệ di tích. Hàng chục văn bản pháp quy liên quan đến tất cả các hoạt động của công tác bảo tồn - tôn tạo đã được ban hành, đáng kể như:
+ Sắc lệnh số 65 SL/CTP ngày 23/11/1945 do chủ tịch Hồ Chí Minh ký về việc bảo tồn di tích của nước Việt Nam
+ Nghị định 519/TTg ngày 19/7/1957 về việc bảo tồn di tích
+ Pháp lệnh số 14/CT/HĐBT về việc bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.
+ Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, BCHTW khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Các quyết định công nhận xếp hạng di tích các kiến trúc Đền Tháp tại Quảng Nam – Đà Nẵng(xem PL 02)
+ Luật di sản Văn hóa (2001 và sử đổi năm 2009) của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (xem PL 02) Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới, luật di sản văn hóa được ban hành nhằm đưa ra các quy định chung để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa. Trong đó, có một số điều quan trọng như Điều 28:
Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương; công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sựu phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử; địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu; công trình kiến trúc, nghệ thuật… khi một công trình xây dựng đáp ứng một trong các tiêu chí trên thì tùy theo giá trị lịch sử - văn hóa tiêu biểu của quốc gia hay địa phương mà cơ quan quản lý nhà nước sẽ xếp hạng cấp di tích theo thẩm quyền luật định.
Tính pháp lý thể hiện ở các luật, nghị định, hiến chương và quy định cũng như quy trình thực hiện
+ Các thông tư, nghị định trong công tác bảo tồn (xem PL 02)
Theo các yêu cầu của bộ văn hóa và sự cần thiết trong phát triển văn hóa cũng như trong các công tác bảo tồn, chính phủ đã ban hành các thông tư thông tư, nghị định quy định chi tiết thi hành chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa; hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đồng thời, cácnghị định trong đó cũng quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
+ Các hiến chương của UNESCO về bảo tồn di sản:
- Hiến chương ATHENS về trùng tu di tích lịch sử (1931) (xem PL 02) Thống nhất về một quy trình trùng tu một di tích
- Hiến chương VEINCE (1964) Bảo tồn trùng tu di tích và di chỉ (xem PL 02) Hiến chương Quốc tế về Bảo tồn và Trùng tu Di tích và Di chỉ (1964) Đại hội Quốc tế lần thứ hai các Kiến trúc sư và Kỹ thuật gia về Di tích lịch sử, Venice, 1964, được ICOMOS chấp nhận năm 1965. Điều cốt yếu là các nguyên tắc chỉ đạo việc bảo tồn và trùng tu các công trình xây dựng cổ phải được đồng
thuận và quy thức hoá trên một bình diện quốc tế, song vẫn giành lại cho mỗi quốc gia là trách nhiệm tự tìm lấy biện pháp đảm bảo việc áp dụng vào bối cảnh văn hoá và truyền thống riêng của mình.
- Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (1972) (xem PL 02): Đại hội Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) họp tại Paris từ 17 tháng 10 đến 21 tháng 11 năm 1992, kỳ họp lần thứ 17. Nhận thấy rằng di sản văn hoá và di sản thiên nhiên ngày càng bị đe doạ huỷ hoại không chỉ do những nguyên nhân đổ nát cổ truyền mà còn do những biến động xã hội và kinh tế làm trầm trọng thêm bằng những hiện tượng gây tổn hại hoặc huỷ hoại còn kinh khủng hơn.
- Hiến chương về bảo vệ thành phố và khu vực lịch sử ( Hiến chương WASHINGTON 1987) (xem PL 02): Ngày nay nhiều khu vực như thế đang bị đe doạ, bị xuống cấp, bị hư hỏng thậm chí còn bị huỷ hoại do tác động của sự phát triển đô thị đang nối gót công nghiệp hoá trong các xã hội ở khắp nơi trên thế giới. Trước tình thế bi thảm đó, mà thường hay dẫn đến những mất mát không gì bù đắp được về văn hoá, xã hội và cả kinh tế, Hội đồng quốc tế Di tích và Di chỉ ICOMOS thấy cần thiết phải biên soạn ra một hiến chương quốc tế về các thành phố lịch sử và các khu vực đô thị bổ sung cho ''Hiến chương quốc tế về Bảo vệ và Trùng tu Di tích và Di chỉ''
- Hiến chương về bảo vệ và quản lý di sản khảo cổ học (1990) (xem PL 02): Do Uỷ ban Quốc tế Quản lý Di sản Khảo cổ học (ICAHM) soạn thảo và được Đại Hội đồng ICOMOS thông qua tại Lausanne năm 1990. Hiến chương này đặt ra những nguyên tắc liên quan đến các mặt khác nhau trong quản lý di sản khảo cổ học. Các mặt đó bao gồm trách nhiệm của các chức sắc công quyền và các nhà lập pháp, những nguyên tắc liên quan đến việc thực thi nghiệp vụ các quy trình kiểm kê, khảo sát, khai quật, lập hồ sơ, nghiên cứu, bảo quản, bảo toàn, bảo tồn, trùng tu, thông tin, giới thiệu, tiếp xúc của dân chúng và cách sử dụng di sản và trình độ nghiệp vụ của những người có trách nhiệm bảo vệ di sản khảo cổ học.
- Văn kiện NARA về tính xác thực (1994) (xem PL 02): Văn kiện Nara về Tính xác thực được thảo ra bởi 45 người tham gia Hội thảo Nara về Tính xác thực
trong khuôn khổ Công ước Di sản Quốc tế, tổ chức ở Nara, Nhật Bản từ 1-6 tháng 11, 1994, theo lời mời của Vụ Văn hoá (Chính phủ Nhật Bản) và Quận Nara.
- Công ước quốc tế về du lịch – văn hóa (1999) (xem PL 02)
Việc quản lý du lịch ở những nơi có di sản quan trọng đã được ICOMOS thông qua tại Đại Hội đồng lần thừ 12 ở Mexico, 10 – 1999. Trong đó cho rằng mỗi một chúng ta có quyền và trách nhiệm phải hiểu, thưởng thức và bảo vệ giá trị toàn cầu của di sản. Và di sản là một khái niệm rộng lớn gồm cả môi trường thiên nhiên lẫn văn hoá. Mục tiêu đầu tiên để quản lý di sản là phải thông báo ý nghĩa của di sản đó và sự cần thiết phải bảo vệ cho cộng đồng chủ nhà và cho các khách tham quan. Những người bản địa đang trông coi hoặc những chủ nhân sử hữu các tài sản lịch sử, phải tôn trọng cảnh quan và những văn hoá đã sản sinh ra di sản đó.
- Hiến chương về di sản xây cất bản xứ (1999) (xem PL 02)
Hiến chương này quy định về việc nghiên cứu và lập hồ sơ; Vị trí cảnh quan và cụm công trình; Các hệ thống xây cất truyền thống; Việc thay thế vật liệu và các bộ phận; Việc thích ứng; Biến đổi và trùng tu ở từng thời kỳ; Việc đào tạo..