Phương thức thể hiện trang trí trên các công trình kiến trúc

Một phần của tài liệu Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn (LA tiến sĩ) (Trang 103 - 109)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.6.2. Phương thức thể hiện trang trí trên các công trình kiến trúc

Ngoài các kỹ thuật tạo nên khối xây, các đền tháp Chămpa còn được hoàn thiện bằng việc chạm khắc chi tiết trang trí. Khi quan sát đường nét điêu khắc, nhất là các hoa dây, các chi tiết áp tường, nhận thấy đường nét liên tục, trơn đều khi cắt qua mạch giữa các viên xây. Ở một số chi tiết điêu khắc chưa hoàn chỉnh, mới chỉ tạo hình thô, hoặc các chi tiết điêu khắc mang tính đăng đối, song bị quên hoặc chưa kịp thực hiện, nhận thấy rõ rằng, việc điêu khắc được thực hiện trên mặt tháp sau khi xây. Hình 2.32 a,b cho thấy, điêu khắc trên các tháp cũng được thực hiện sau khi xây khối kiến trúc tháp, hoàn toàn giống với phương pháp thực hiện điêu khắc trên các đền tháp Chămpa khác. Điêu khắc được tiến hành qua ba bước: tạo khối, tạo hình sơ bộ và cuối cùng là điêu khắc chi tiết. Việc hoàn thiện bề mặt các đền tháp theo trình tự từ trên xuống dưới.

Các hoa văn trang trí nói trên được thể hiện qua việc khắc, chạm, hay dập… một cách hoàn hảo và chi tiết trực tiếp trên vật liệu ở các mảng tường, trụ, mái, vòm dưới… trên các Đền, Tháp. Khó có thể lý giải khi bằng phương pháp thủ công sơ khai ban đầu mà các họa tiết này được thể hiện đến từng chi tiết nhỏ nhất và liên tục ở các diện của tường, trụ Đền, Tháp trên chất liệu gạch nung mà hoàn toàn không bị sứt mẻ. Đặt biệt có những họa tiết nằm ở những vị trí như vòm dưới đòi hỏi phải có kỹ thuật và thao tác đặt biệt để thực hiện điều mà mà người Thợ ngày nay lành nghề đến mấy cũng khó có thể thực hiện nếu điêu khắc trên chất liệu gạch nung. (H 2.32, H 2.33).

Tiểu Kết:

Tháp cho thấy ngoài việc giúp cho các các kiến trúc đẹp hơn, các hình thức trang trí này còn thể hiện các phong cách khác nhau, sự phong phú về nội dung, ý nghĩa văn hóa đặc biệt và cách thức thể hiện. Đặc biệt, những nghiên cứu còn cũng cố và cho thấy nghệ thuật trang trí trên các Tháp là một loại hình đặc biệt khi nó có ý thức về chất liệu và biết tôn trọng bản chất của nó.

Hình 2.30. Hình ảnh phục dựng, tái tạo các chi tiết trang trí trên một Tháp Chăm tại di tích Mỹ Sơn-Quảng Nam

(Nguồn: Dennis Hollyway)

(a) (b)

Hình 2.31. (a) Chi tiết gạch bị cắt tạo khối

và (b) Chi tiết điêu khắc chưa hoàn chỉnh, thể hiện điêu khắc.

(a) (b)

(c) (d)

Hình 2.32. Trang trí tạo hình trên Tường Tháp và ở đế Tháp B1 (Mỹ Sơn) (a)-Hình tượng Thần VisNu; (b)-Hình tượng KaLa; (c)-Từ trái

qua-từ trên xuống: Thần Visnu, Thần Ghenesha, và vũ điệu Apsara..; (d)-Hình tượng trang trí bằng các Linh vật,…

(a) (b) (c)

Hình 2.33. Hoa văn trang trí trên tường và đỉnh Tháp

(a)-Chiên Đàn và (b),(c)- Mỹ Sơn

Hình 2.34. Hình ảnh về sự xuất hiện vài trụ chống đỡ có kiểu dáng gần với kiểu dáng kiến trúc Hy-La ở Mỹ Sơn- Quảng Nam

(Nguồn: Tác giả)

Bảng 2.1. Các loại hình điêu khắc tiêu biểu trên đền tháp Chăm.[46]

Tháp

Loại hình điêu khắc Ghi chú

Tháp Nam Tháp Giữa Tháp Bắc

Dương Long Ananta (Naga 5, 7 đầu)

Phù điêu Siva Phù điêu Brahma

Khương Mỹ Naga, Hanuman

Siva cưỡi Nadin

Chiên Đàn Nữ thần Mahisasuramardini cầm các khí giới: cung, tên, đinh ba, vòng,...; Naga; Hamsa; Garuda; Ganesa

Không rõ vị trí

Hòa Lai Ganesa, Naga, Garuda

(Theo Henri Parmentier, Siva xuất hiện ở cả đền tháp Giữa và đền tháp Bắc)

Naga, Garuda trên cả ba đền tháp

Bảng 2.2. So sánh loại hình điêu khắc tiêu biểu liên quan đến chức năng.[46]

TT Loại hình điêu khắc Vị trí

1 Tượng thần

(Siva, Brahma, Visnu hoặc các nữ thần)

Tympan (trán tường) ô khám vòm cửa dẫn

2 Vật cưỡi của các thần trong bộ ba thần (Nadin, Hamsa, Garuda)

Đầu cột ốp, góc tháp

3 Vật cưỡi của các thần phương hướng (voi, ngựa, cỗ xe,...)

Theo phương vị của các thần trên các mặt tường tháp 4 Các linh thú khác (Sư tử, Kala, Makara,...) Bộ diềm, vòm cửa, ô khám,... 5 Các môn thần (Dvarapala), tu sĩ Ô khám khung cửa giả

6 Hoa văn hình học và hoa lá Trên các thành tố kiến trúc như: bộ diềm, mặt tường,...

HOA VĂN NHÓM I

(Sử dụng tại một số Tháp trong quần thể Mỹ Sơn - Quảng Nam và tại cụm 3 tháp Khương Mỹ, Chiên Đàn - Quảng Nam và trên các thành tố kiến trúc như: bộ diềm, mặt tường,) (*Nguồn: Tác giả)

1. Hoa văn hình Rắn hay Dấu ngã 2. Hoa văn hình Bím tóc

3. Cánh Hoa Cúc biến thể 4. Hoa Văn Bầu vú

5. Cánh Hoa Cúc biến thể 6. Hoa văn Bầu vú biến thể

HOA VĂN NHÓM II

(Sử dụng tại một số Tháp trong quần thể Mỹ Sơn - Quảng Nam và tại cụm 3 tháp Khương Mỹ, Chiên Đàn - Quảng Nam và trên các thành tố kiến

trúc như: bộ diềm, mặt tường,.). (*Nguồn: Tác giả)

8. Ngọn lửa trong lá Đề(Gối đầu nhau) 9. Hoa Cúc trong hình thoi

10. Hoa Cúc 11. Hoa Cúc trong hình vuông

12. Hoa Cúc trong hình tròn 13. Hoa Cúc trong hình chữ nhật

14. Hoa Cúc trong hình Ô-van 15. Hoa Cúc trong hình chữ nhật biến thể

16. Hoa dây hình Sin đơn 17. Hoa văn hình Sin kép

18. Hoa văn hình Sin kép biến thể 19. Hoa văn hình Sin kép biến thể

20. Hoa văn hình Sin kép biến thể 21. Hoa dây kiểu Bình hoa(cùng chiều)

HOA VĂN NHÓM III

(Sử dụng tại một số Tháp từ khu vực Bắc - Hải Vân trở ra và trên các thành tố kiến trúc như: bộ diềm, mặt tường,.).

( *Nguồn: Tác giả)

24. Hoa văn gạch dọc 25. Hoa văn xoắn trôn ốc hình lá Đề

26. Hoa văn chữ S gắn liền nhau 27. Hoa văn xoắn trôn ốc hình Lam-da

28. Hoa văn xoắn trôn ốc hình chữ S 29. Hoa văn cánh Sen

30. Hoa Mai

Một phần của tài liệu Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn (LA tiến sĩ) (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)