Đánh giá chung về các nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn (LA tiến sĩ) (Trang 39 - 40)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.4.3. Đánh giá chung về các nghiên cứu

- Trong lịch sử vấn đề nghiên cứu về Chăm, tác giả các công trình nghiên cứu xưa nay tập trung vào các mảng lớn như lịch sử, dân tộc học, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo, đời sống xã hội, nghệ thuật dân gian. Có thể nói, những tác giả và công trình nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng-kiến trúc tháp Chăm còn khiêm tốn so với kho tàng tư liệu văn hóa Chăm. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng-kiến trúc tháp Chăm trong một chừng mực nhất định, đã có những đóng góp quý báu vào kho tàng tư liệu khoa học nhất là những công trình, bài viết của những tác giả là những nhà nghiên cứu, người Chăm,... Tuy nhiên, hạn chế của những công trình này, bài báo còn mang tính miêu tả, thống kê, hệ thống lại, phân loại hoặc giới thiệu bằng hình ảnh các Đền tháp, hiện vật thể hiện phong cách sáng tạo qua các thời kỳ nghệ thuật và kiến trúc Chăm hoặc chỉ mô tả nét chung của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc mà chưa có tác giả nào có sự so sánh, đúc kết, chưa bóc tách, giải mã các biểu hiện kiến trúc của các loại hình kiến trúc - đặc biệt là các kiến trúc Đền Tháp - trong mối quan hệ với kỹ thuật xây dựng, vật liệu, điêu khắc và trong không gian văn hóa Chăm, văn hóa Đông Nam Á (Các ý nghĩa triết học, nhân sinh…). Ngoài ra, cũng chưa có nhiều nghiên cứu, đề cập sâu cũng như sự cần thiết bảo tồn nó trong kho tàng kiến trúc dân gian Việt Nam ở một

số loại hình kiến trúc nhất là loại hình kiến trúc đặc biệt Đền, Tháp.

Như vậy, nghiên cứu sinh có nhận xét rằng: những công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm từ trước tới nay đa số là những công trình nghiên cứu ở phạm vi rộng về người Chăm và văn hóa Chăm, về lịch sử, về văn hóa vật chất của vương quốc Chăm xưa. Các nghiên cứu về kiến trúc Chăm là những nghiên cứu tập trung ở các Đền tháp mà với nó dừng lại ở sự miêu tả khái quát hoặc phân tích, đi sâu dưới một góc độ, chưa có sự nghiên cứu tổng quan (các loại hình kiến trúc; giữa hình thức kiến trúc với kỹ thuật xây dựng, điêu khắc, vật liệu,..) và được đặt dưới cái nhìn văn hóa, xã hội cũng như chưa có sự so sánh, phân tích, bóc tách các lớp văn hóa, phân tích những yếu tố văn hóa nội sinh và văn hóa ngoại sinh, những truyền thống bản địa và truyền thống ảnh hưởng từ các tôn giáo mà người Chăm tiếp nhận trong suốt chiều dài lịch sử…

Một phần của tài liệu Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn (LA tiến sĩ) (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)