Các yếu tố tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn (LA tiến sĩ) (Trang 49 - 50)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Các yếu tố tự nhiên

Lịch sử vương quốc Chăm cho thấy vị trí địa lý lịch sử của vương quốc này phân bố dọc dài các tỉnh miền Trung Việt Nam. Khu vực này nằm ở bờ biển Đông Nam châu Á, trải dài dọc theo bờ biển Đông từ Bắc xuống Nam với cấu tạo đặc trưng là hẹp ngang. Nơi đây bị ngăn cách với vùng lục địa phía trong bởi dãy Trường Sơn. Ở nhiều nơi, núi ăn sâu ra biển khiến cho độ dốc địa hình rất lớn. Hệ thống sông tuy dày đặc nhưng do đặc điểm địa hình nên thường ngắn và dốc, lưu lượng phù sa thấp. Các đồng bằng trong vùng vì thế thường nhỏ hẹp, phân bố dọc ven biển và kém màu mỡ hơn các đồng bằng khác ở miền Bắc và miền Nam. Những dòng sông và những con đèo vắt ngang từ dãy Trường Sơn ra

biển Đông trở thành những ranh giới tự nhiên chia cắt các đồng bằng duyên hải miền Trung. Dải đồng bằng ven biển với hệ thống sông dày đặc và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nghề nông trồng lúa nước. Tuy vậy, do đồng bằng nhỏ, sông dốc gây khó khăn cho công tác thuỷ lợi nên nông nghiệp trồng lúa nước trong vùng phát triển manh mún, nhỏ hẹp, không tạo được một nền tảng vững chắc về kinh tế cho Vương quốc. Vị trí ven biển khiến cho cư dân ở đây từ sớm đã thạo đi biển. Nghề đánh cá phát triển, trở thành một hình thái kinh tế quan trọng bên cạnh nghề nông trồng lúa nước. Vị trí đó vừa giúp Chăm pa mở rộng giao lưu kinh tế và văn hoá với nước ngoài, nhưng lại vừa tiềm ẩn những nguy cơ bị xâm lấn từ bên ngoài

Khu vực này cũng có núi rừng chiếm 3/4 diện tích. Rừng với nhiều loại gỗ quý như đinh, lim, sến… là những vật liệu xây dựng xây dưng rất bền vững có thể giữ gìn hàng thế kỷ. Ngoài ra còn có các vật liệu địa phương là các loại cây lá được người dân nghiên cứu sử dụng làm chất kết dính trong quá trình xây dựng.

Khu vực này còn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của mưa nhiều kèm theo gió mạnh, bão và lũ lụt. Khí hậu tác động đến đặc điểm kiến trúc từng vùng, hình thành kiểu kiến trúc tôn giáo mang tính bền chắc. – Đặc biệt là các kiến trúc Đền Tháp. ( H2.1)

Một phần của tài liệu Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn (LA tiến sĩ) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)