Đặc điểm tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn (LA tiến sĩ) (Trang 57 - 60)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3.3. Đặc điểm tín ngưỡng

Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm xưa. Tôn giáo và tín ngưỡng của người Chăm xưa chủ yếu ảnh hưởng từ ấn độ giáo với các quan niệm riêng về vũ trụ luận, các triết lý về sự giải thoát và tín ngưỡng thờ Thần. Trong đó thống nhất thờ thần Siva, một trong tam vị nhất thể của đạo Bà La Môn: Brama(sáng tạo) –Visnu(bảo tồn) – Siva(hủy diệt)). Điều này góp phần lớn trong sự biểu hiện của các hình thức kiến trúc – đặc biệt là kiến trúc các Đền tháp cũng như nhiều di tích và các công trình điêu khắc đá khác đã thể hiện.

Tín ngưỡng của người Chăm có từ xa xưa và mang dấu ấn của thời nguyên thủy, đó trước nhất là sự tin tưởng vào sự tồn tại của một thế giới siêu nhiên, nơi các thần linh ngự trị và cũng chính là nơi tồn tại của ma quỷ và linh hồn của những vật thể ở thế giới trần tục sau khi chết. Họ luôn tin rằng tất cả các vật thể cũng như mọi người đều có linh hồn và linh hồn tồn tại vĩnh viễn dù con người có chết đi và các vật thể đã bị hư hại. chính điều này đã thể hiện rất rõ trong hình tượng của nhân thần và thú thần. Những linh hồn cùng với ma quỷ và thần linh luôn có những tác động, chi phối, ảnh hưởng đến thế giới hiện hữu, đến đời sống cộng đồng cũng như đến từng thành viên cộng đồng. .. Những đặc điểm này còn thể hiện ở nhiều khía cạnh khác trong đời sống mà nó có thể biểu rưng bằng những quan niệm, cách nhìn trong thế giới quan của người Chăm xưa:

+ Quan niệm chính – phụ; âm – dương

Chủ đề và nguyên tắc thường thấy là hình tròn và hình vuông + Quan niệm về các con số

Người Chăm chú trọng con số 13 - Đó là con số biểu trưng cho sự vượt quá, nó từ chối sự trung bình, do đó hoặc sẽ rất tốt hoặc sẽ rất xấu .

+ Tính trung tâm và phương hướng

Các kiến trúc Đền Tháp của người Chăm khi xây dựng – quy hoạch đều tuân thủ nghiêm ngặt cấu trúc hình khối thường được quy hoạch theo một trật tự nhất định với đồ hình vuông - Mandala. Mandala/Mạn-đà-la trong tư tưởng Ấn

Độ(Hindu giáo) là một đồ hình huyền thuật tượng trưng cho vũ trụ, hoặc vuông hoặc tròn đồng tâm tượng trưng cho vị trí trung tâm. Bình đồ bố cục hình vuông của các ngôi đền tháp của người Chăm dựa trên đồ hình này mà hình thành gọi là Vatsu-purusa-mandala/Mạn-đà-la của hiện thể con người vũ tru. Purusha là bản chất phổ quát ở cốt lõi của Hindu giáo truyền thống, nghĩa là linh hồn vũ trụ – đại ngã, trong khi vastu nghĩa cấu trúc nhà ở. Các thiết kế đưa ra một ngôi đền tháp Chăm trong một cấu trúc tự lặp đi lặp lại đối xứng bắt nguồn từ niềm tin trung ương, thần thoại, hài hòa và nguyên tắc toán học. Trong đó, bình đồ hình vuông lớn được chia thành 81 ô vuông nhỏ, mà ở đó vị trí của các ô quy định vị trí của các thần. Ở trung tâmthuộc về thần Brahma và các thượng đẳng thần, xung quanh là các vì tinh tú khác và các thần phương hướng. Tám vị thần Ấn Độ giáo được tôn kính và cai quản các phương (Dikpalakas), bao gồm các thần: Indra, Agni, Yama, Nirriti, Varuna, Vayu, Kubera và Ishana, (đã được Jean Boisselier phát hiện tại ngôi đền Mỹ Sơn A1); Thần Indra cai quản hướng Đông, cầm lưỡi Tầm sét, cưỡi Voi. Thần Agni trông coi hướng Đông Nam, mình bao bọc ngọn lửa, tay cầm chậu nước, cưỡi Tê Giác. Thần Yama hộ trì âm phủ, cai quản hướng Nam, cưỡi Trâu và tay cầm Chuỳ. Thần Nirriti hướng Tây Nam, cưỡi con bò Tây Tạng (Yaksa). Thần Varuna cai quản các đại dương, trông coi hướng Tây, thần cầm một dây thòng lọng và cưỡi con Ngỗng (Hamsa). Thần Vayu, biểu tượng của gió, trông coi hướng Tây Bắc, tay cầm lá cờ, cưỡi Ngựa. Thần Kubera, biểu tượng của tài lộc, cai quản hướng Bắc, cưỡi xe. Thần Ishana cai quản hướng Đông Bắc, được mô tả như hiện thân của thần Siva, cưỡi con bò mộng (Nadin) ( Xem H 2.2)

Người Chăm có tín ngưỡng, tôn giáo rất phong phú..Và vì như thế, nghiên cứu sinh nhận xét: Đây là một trong những yếu tố tạo nên một nền kiến trúc đặc

Một phần của tài liệu Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn (LA tiến sĩ) (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)