4. Phương pháp nghiên cứu
3.3.5.1. Về nhận định kỹ thuật xây dựng Tháp
Các kiến trúc Đền Tháp của người Chăm xưa có thể được xem là đỉnh cao nghệ thuật của kiến trúc Chăm. Chúng có tuổi đời hàng trăm, thậm chí cả hàng ngàn năm. Tuy có những nét ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ, Indonesia, Khơme,,.. nhưng các kiến trúc này không tiếp thu, sao chép một cách nguyên vẹn mà luôn cải biên sáng tạo trên cơ sở văn hoá bản địa. Chúng được xây dựng bằng những kỹ thuật, phương pháp đặc biệt từ vật liệu đến việc kết hợp với các chi tiết trang trí kiến trúc trên vật liệu. Chúng lưu giữ được những giá trị văn hóa, lịch sử và kỹ thuật cũng như mỹ thuật cổ rất quan trọng và là sự chứng minh sinh động sắc màu của nền văn hóa bản địa cùng với sự giao lưu, tác động qua lại giữa các nền văn hóa xa xưa…
Ở một khía cạnh khác, nó còn mang một ý nghĩa và giá trị to lớn khác bởi sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật (như kỹ thuật xây dựng liên kết các viên gạch xây, kỹ thuật điêu khắc trên các tường Tháp) và thẩm mỹ, quy hoạch cũng như các ý nghĩa triết học, nhân sinh… mà biểu hiện vật chất của nó chính là tỷ lệ, đường nét và biểu hiện giá trị phi vật chất là nội dung thờ tự, tâm linh…
Không những phát hiện, đánh giá và lý giải những vấn đề liên quan đến kiến trúc, kỹ thuật xây dựng như: Văn hóa - Tín ngưỡng; Quy hoạch; Hình thức Kiến Trúc; Các kỹ thuật đặc biệt như: Kỹ thuật xây dựng không mạch vữa, kỹ thuật xây vòm cuốn,hố móng, kỹ thuật giật góc, liên kết mộng; Khả năng sử dụng vật liệu – chất kết dính, …thì với nhiều giả thuyết, nhận định khác nhau về kỹ thuật xây dựng Tháp, nghiên cứu sinh bằng các cơ sở khoa học riêng đã đưa ra những nhận định riêng, trong đó làm rõ hơn nhận định đã được đề cập của Maspero (1928) trong
Histoire du royaume Champa, Librarie National d’Art et d’Histoire, Paris và của Jeanne Leuba (1902) trong Một vương quốc đã bị diệt vong - Người Chàm và nghệ thuật Chàm. Những nhận định này cũng dựa trên các truyền thuyết của cư dân bản địa. Đó là cho rằng tháp Chăm được xây bằng gạch mộc (tức gạch chưa nung) rồi sau đó mới nung sau. Tuy nhiên, nhận định này không lý giải được làm thế nào để xây nên một ngôi tháp bằng gạch mộc cao trên dưới 20 mét mà không bị đổ và cách nào để nung chín một ngôi tháp đồ sộ như vậy. Những nghiên cứu của nghiên cứu sinh đã góp phần làm rõ các vấn đề nêu trên. Qua đó, giải quyết cơ bản được 4 vấn đề đặt ra trong quá trình xây Tháp. Đó là:
1. Mang tính khả thi tức là có thể làm được.
2. Đạt yêu cầu bền vững về kết cấu ở các tháp Chăm cổ.
3. Không để lộ khe hở, cũng như không để lộ cho thấy mạch hồ vữa của chất kết dính (nếu có).
4. Giải đáp được tất cả các câu hỏi có liên quan tới phương pháp xây trên các đền tháp Chăm xưa. (Như điêu khắc, kiến trúc, các thành phần hóa - lý trên vật liệu...)