4. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.3. Các phương pháp và kỹ thuật truyền thống
+ Can thiệp tối thiểu và có thể chuyển hồi được, nếu như có thể được về mặt kỹ thuật; hoặc chí ít là không gây trở ngại hoặc cản trở công việc bảo tồn sau này khi nào việc đó trở nên cần thiết; và không cản trở khả năng tiếp xúc sau này với các chứng tích hỗn nhập vào kiến trúc.
+ Trong các cuộc can thiệp, di tích phải được coi như là một tổng thể (kỹ thuật xây dựng –kiến trúc – điêu khắc – cảnh quan); mọi vật liệu, kể cả các bộ phận phải được lưu ý như nhau. Trên nguyên tắc các vật liệu đang tồn tại phải được giữ lại càng nhiều càng tốt.
+ Trong việc can thiệp, cần sử dụng các kỹ thuật truyền thống. Trong đó cần ưu tiên các yếu tố con người và phương tiện, dụng cụ,.. có tính bản địa, được lưu truyền bởi kinh nghiệm qua nhiều thế hệ và sự thuần thục cần thiết.
3.3.2.4. Tu bổ
+ Trong việc tu sửa di tích kiến trúc Tháp, có thể dùng các loại vật liệu kiến trúc để thay thế song phải tôn trọng đúng mức các giá trị lịch sử và thẩm mỹ hiện hữu, và khi nào việc làm đó thực sự cần thiết để đáp ứng nhu cầu cần phải thay thế những bộ phận hoặc những mảng bị mục nát hoặc bị hư hỏng hoặc là do yêu cầu trùng tu.
+ Những bộ phận hay mảng mới thay thế sử dụng trên Tháp phải cùng một loại chất liệu hoặc nếu cần thiết, có chất lượng vật liệu tốt hơn thay thế, tuy nhiên phải có những đặc trưng vật lý thích hợp với kiến trúc hiện tồn.
+ Kỹ thuật thủ công và phương thức xây dựng Tháp, kể cả công cụ và máy móc sử dụng, phải tương hợp với những thứ được dùng lúc ban đầu. Để thay thế một mảng nào đó bị mục nạt, cần phải sử dụng cách xây dựng truyền thống để chắp nối mảng mới vào mảng cũ, nếu thao tác này có thể làm được và thích hợp với đặc trưng của kiến trúc Tháp được tu sửa. Phải làm thế nào để các mảng hoặc bộ phận mới phân biệt được với các bộ phận các mảng đang tồn tại. Trong một số trường hợp, có thể dùng các phương pháp truyền thống thích hợp hoặc phương pháp hiện đại đã được trắc nghiệm để làm giảm sự khác biệt sắc màu giữa bộ phận cũ và bộ phận mới, song phải lưu ý không làm ảnh hưởng hoặc làm hỏng bề mặt vật liệu trên Tháp.
+ Vật liệu và kỹ thuật xây dựng đương đại
Các vật liệu đương đại và các kỹ thuật đương đại khi đưa vào các kiến trúc Tháp cần phải chọn lựa và sử dụng hết sức thận trọng, và chỉ trong trường hợp độ bền và kỹ thuật xây dựng đã được chứng thực là thoả đáng qua một thời gian dài. Những dịch vụ công cộng gắn liền với di tích (nếu có) phải được xây dựng như thế nào đó để vẫn tôn trọng ý nghĩa lịch sử và thẩm mỹ của di tích kiến trúc Tháp vốn có.