Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn (LA tiến sĩ) (Trang 54 - 55)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3.1. Đặc điểm kinh tế

Mã Đoan Lâm (Ma Tuan-Lin), sử gia người Trung Hoa thế kỷ 13 viết về các dân tộc phía Nam Trung quốc dựa vào sử của nhà Lương, Hán và Tùy đã miêu tả người Lâm ấp (tổ tiên của người Chăm hiện nay) vào thế kỷ thứ 4 cho thấy: Vương quốc của họ giàu về tài nguyên khoán sản. Họ biết khai thác trầm hương, quế, ngà voi (vùng họ cư ngụ rất nhiều voi), sừng tê, vàng..Đặc biệt họ biết dùng cát trắng để nấu thuỷ tinh làm bát, đồ trang sức. Tất cả các đặc sản vùng này đã có mang sang Trung Quốc trong những hành trình của các sứ giả Chăm Lâm Ấp. Sử sách Trung Hoa gọi những thuỷ tinh này là "lưu li" (từ chữ Phạn (sanscrit) verula)…

Người Chăm cũng đã để lại ở Việt Nam nhiều dấu ấn trong sự giao thương, trao đổi và ảnh hưởng. Như ở khu vực miền Trung- trước đây- người xưa cũng từng có câu: “Quảng Nam có lụa Phú Bông - Có khoai Trà Đoá có sông Thu Bồn” hay như Mã Đoan Lâm-sử gia người Trung Hoa Tk 13- cũng đã viết về "vải bông ki-pei", "trồng bông", dệt vải lụa màu… cho rằng người Chăm rất giỏi và sản xuất nhiều. Người ta đã tìm thấy ở nhiều di tích Sa Huỳnh những "con lăn" bằng đất nung là cùng với màu sắc hoa văn trên vải lụa và nhiều dọi xe sợi bằng đất nung. Trong 31 đồ triều cống cho nhà Minh, có tới 13 đồ vật bằng vải bông như vải in hoa đỏ, vải in hoa cải củ, vải bông trắng, vải bông đen, khăn tay, khăn vấn đầu…

Tuy nhiên, nền kinh tế Chăm chủ yếu là nền kinh tế dựa vào nông nghiệp và các đội hải thuyền. Sức sản xuất ít phát triển, đời sống xã hội nói chung còn nghèo. Nên kiến trúc các công trình nhà ở, dân sinh tuy có tính đặc sắc nhưng ít có điều kiện phát triển. Chỉ có những công trình tôn giáo, lăng mộ… Ngoài kỹ thuật đặc sắc còn huy động được sức người và vật tư nên có quy mô đáng kể và tồn tại lâu dài. Song do thiên nhiên khắc nghiệt, lại thêm các cuộc chiến tranh liên miên xảy ra khiến phần lớn các công trình kiến trúc

bị tàn phá.[8],[19],[20].

Một phần của tài liệu Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn (LA tiến sĩ) (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)