Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn (LA tiến sĩ) (Trang 114 - 119)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.7.2. Cơ sở thực tiễn

+. Các ví dụ tham khảo

- Tham khảo thực tiễn mô hình xây dựng bằng chất kết dính cổ truyền Chăm. Mô hình là việcứng dụng kỹ thuật xây dựng với vật liệu bằng đá núi và vữa làm từ hỗn hợp đường và nhựa cây bời lời tại Hầm Rượu Bà Nà - Đà Nẵng của người Pháp (1923). Khu Hầm Rượu Bà Nà (Đà Nẵng) trước đây được người Pháp xây dựng vào 1923 cũng dựa trên kỹ thuật xây dựng của người Chăm xưa với vách hầm được xây bằng đá núi và vữa làm từ hỗn hợp đường và nhựa cây bời lời – một loại cây khá phổ biến ở vùng Quảng Nam – Đà Nẵng nhưng Trần hầm được đào theo hình vòm cong thể hiện lối kiến trúc mang đậm chất Pháp. ( H 2.39)

+ Tham khảo thực tiễn mô hình phục dựng Tháp tại Nhà hàng Apsassara, - Trần Phú – Đà Nẵng và tại Khu Du Lịch Suối Lương - Đà Nẵng bằng phương pháp "mài chập" của cố nghệ nhân Nguyễn Văn Chỉnh (Quảng Nam) ( sử dụng gạch riêng - nung và mài xát kết dính bằng nước keo thực vật) ( H 2.38)

. Nhận xét: Kỹ thuật xây dựng làm cho Tháp có hình thức gần gống Tháp Chăm. Tuy nhiên, điêu khắc trên các Tháp này không nhiều. Hiện nay, trên một số điểm, vật liệu đã xuất hiện tình trạng rêu mốc.

+ Tham khảo thực tiễn mô hình Tháp của nghệ nhân Nhất Chi Lan ( H 2.39). Trong đó, nghệ nhân này cũng sử dụng kỹ thuật nung bằng gạch “mộc”, xây không mạch vữa và nung sau và tạo nên một mô hình Tháp toàn khối với kích thước: 1mx1m, cao 1m70.

. Nhận xét: Tháp khá vững chắc.- Có màu sắc vật liệu gạch rất giống với Tháp Chăm

+ Những thí nghiệm phục vụ luận án

- Thử nghiệm kết dính, liên kết các mảng tường nhỏ bằng hỗn hợp: Dầu rái + xi măng trắng và bột gạch. Theo thử nghiệm riêng: Dầu rái hoặc chai phà nếu có thêm xi măng vào, có khả năng chịu lực bong tách rất tốt: từ 1 đến 2kgf/cm2 .(H.2.40)

- Thử nghiệm tạo tác một mảng tường không mạch vữa bằng gạch mộc và đất sét, sau đó nung toàn bộ của nghiên cứu sinh tại nhà Ông Lê Quốc Tuấn ở khối 5-Phường Thanh Hà-Hội An-QN).( H 2.41.). Thử nghiệm tạo ra một mảnh tường gạch dày khá vững chắc.(PL 08&Video kèm theo)

Mô hình Tháp của cá nhân:

Với việc thử nghiệm mô hình xây Tháp và trang trí điêu khắc theo những nghiên cứu - phân tích trên, nghiên cứu sinh tiến hành xây và nung thử một ngôi tháp nhỏ bằng gạch mộc, có tỷ lệ gần đúng với tỷ lệ của ngôi tháp thật : cao 0,6m –rộng 0,3m- Gạch cỡ :7cm x 4cm x 2cm.Địa điểm nung tại nhà Ông Lê Quốc Tuấn ở khối 5-Phường Thanh Hà-Hội An-QN. Thời gian thực hiện: 8/2008.(H 2.42; H 2.43; PL 08& Video kèm theo).

Kỹ thuật xây dựng được tiến hành theo đúng nguyên mẫu của Tháp. Nghiên cứu sinh đã dùng những viên gạch mộc có kích thước như vậy nhúng nước rồi xát và ép để kết dính chúng lại với nhau. Sau đó, thực hiện điêu khắc, trang trí trên mô hình của Tháp ( H 3.6).

Nhận xét: Mô hình Tháp tạo ra một khối đồng nhất - Dễ thực hiện - Dễ

điêu khắc (trên gạch mộc) - Tháp tương đối vững chắc, có cấu trúc không khác biệt với tháp Chăm cổ và có tính thẩm mỹ cao (kết dính các viên gạch với nhau không để lộ khe hở, mạch vữa,..)

- Thử nghiệm về tạo tác các dạng điêu khắc trên tường tháp.Trong đó, các hình thức trang trí có thể được thực hiện trực tiếp trên vật liệu đất sét mộc rồi nung sau như thử nghiệm riêng của nghiên cứu sinh tại nhà Ông Lê Quốc Tuấn ở khối 5-Phường Thanh Hà-Hội An-QN.( H 3.4.)

Hình 2.38. Một số hình ảnh từ việc phục dựng Tháp bằng phương pháp mài chập tại khu du lịch Suối Lương và Nhà Hàng Apsara-Đà Nẵng

(Nguồn: Tác giả)

Hình 2.39. Mô hình phục dựng Tháp (nung sau) của nghệ nhân Nhất Chi Lan và Hầm Rựu tại Bà Nà - Đà Nẵng

(a) (b)

(c) (d)

Hình 2.40. Một số hình ảnh thực nghiệm riêng về hỗn hợp kết dính bằng Dầu rái, Chai phà, Ximăng trắng

(a) - Chai phà, (b) - Hỗn hợp Chai phà và Xi măng trắng, bột gạch,

(c),(d) - Các công đoạn thử nghiệm khả năng kết dính

(Nguồn: Tác giả)

(a) (b)

Hình 2.41. (a) - Tường xây bằng vữa đất sét, sau đó được nung chín và (b) -Loại đất sét sử dụng cho việc xây các mảng Tường không dùng hồ

vữa này

Hình 2.42. Một số kỹ thuật thực hiện điêu khắc trên vật liệu tự cố kết.

(Nguồn: Tác giả)

(a) (b) (c)

Hình 2.43. Các công đoạn trong mô hình Tháp bằng vật liệu nung sau (a) - Dùng gạch “mộc” xát-ép kết dính( không dùng chất kết dính); (b) -

Phơi gạch se khô và điêu khắc trực tiếp; (c) - Nung mô hình Tháp Nhất Chi Lan và khu hầm rựu được xây bằng một hình thức vật liệu kết

dính cổ truyền của người Chăm xưa

Chương 3. ĐỀ XUẤT VỀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN

Một phần của tài liệu Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn (LA tiến sĩ) (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)