4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1.1 Các loại vật liệu
Về mặt vật liệu, tìm hiểu thêm trên các tài liệu về khai quật và cư dân tại các điểm có người Chăm sinh sống trước đây cho thấy rằng, người Chăm xưa đã biết khai thác các tính năng và tận dụng những vật liệu, chất kết dính tự nhiên, sẵn có tại địa phương một cách đặc sắc và linh hoạt trong các kiến trúc phục vụ sinh hoạt đời sống. Trong đó, tùy theo tính chất công trình, họ thường sử dụng các vật liệu là các loại gỗ, lá (tranh, dừa,..), đất sét, ngói,... kết hợp với gạch đã nung, các loại đá và các chất kết dính riêng biệt trong việc xây dựng các công trình kiến trúc của mình.
Người Chăm cũng rất chú trọng đến độ bền vật liệu. Trong các kiến trúc Đền Tháp, ta có thể nhận thấy việc sử dụng các loại vật liệu sau đây:
- Vật liệu Gỗ: Thông thường được sử dụng cho một số kiến trúc tôn giáo (miếu thờ, đền tháp,.. trong giai đoạn sớm-Tk II-VI). Trong vật liệu gỗ, họ chọn các loại gỗ tốt như Xay, Kiền Kiền, Trắc, Muồng... Những vật liệu này sẵn có, có độ bền cao, có khả năng chịu được những tác động khắc nghiệt của môi trường miền Trung.
- Các loại Ngói: sử dụng cho lợp mái. (H 2.3.)
- Các loại Đá gồm: Đá sa thạch, đá hộc, đá ong, đá cuội, đá granit,.. và sỏi cát. Trong đó:
+ Đá sa thạch, đá ong thường được sử dụng kết hợp với gạch trong các công trình Đền Tháp ở các kiến trúc có niên đại Tk VI-XVII. Trong đó, đá sa thạch được sử dụng ở những vị trí là các trụ ốp, đà lanh-tô, trang trí ở các đế chân tháp,.. và đá ong được sử dụng như vai trò thành phần gia cố nền móng tháp. Các loại đá này tùy theo vị trí mà được ghép từ các phiến…
+ Các loại sỏi, cát,.. thường được sử dụng trong các thành phần gia cố chân móng ở các Đền – Tháp.