4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những vấn đề tồn tại trong nghiên cứu – bảo tồn tháp Chăm và hướng nghiên
nghiên cứu đặt ra của tác giả
Kiến trúc các Đền Tháp là một nghệ thuật mà biểu hiện vật chất của nó cho thấy sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa kỹ thuật xây dựng và điêu khắc, đặc biệt là kỹ thuật xây dựng không mạch vữa, là tỷ lệ kiến trúc và nghệ thuật kết hợp kiến trúc với các dạng điêu khắc trang trí, là độ bền vững của công trình trước thời gian trong môi trường khắc nghiệt của miền Trung,… và biểu hiện giá trị phi vật chất của nó là nội dung thờ tự, tâm linh và cao hơn là ý nghĩa triết học của các đền tháp Chăm.
Vì vậy, nghiên cứu sinh cho rằng: những vấn đề về phương pháp xây dựng, sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật xây dựng-vật liệu và kiến trúc-điêu khắc; kỹ thuật sử dụng vật liệu và lựa chọn địa điểm, các ý nghĩa tâm linh, niềm tin tôn giáo và sự phản ánh cái nhìn cùng các mối giao lưu của một dân tộc trong cùng một vùng miền văn hóa hay với các vùng miền khác qua công trình,… là những “điểm trống” cần được luận án nghiên cứu, làm rõ. Đồng thời, những vấn đề này cũng cần đượcxâu chuỗi lại để phát hiện, làm rõ hơn các giá trị vốn có của nó và được đặt trong mối liên hệ với nghệ thuật kiến trúc - xây dựng hiện nay.
Về những tồn tại trong các phương pháp bảo tồn hiện nay, các phương pháp này vẫn tồn tại một số các vấn đề hạn chế trên các Tháp: Chưa có sự gắn kết đầy đủ các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, các phương pháp xây dựng bản địa - đặc thù của người Chăm xưa trong việc xây dựng Tháp trong công tác tu bổ, phục dựng; Các phương pháp trùng tu thường áp dụng đại trà chung cho các Tháp mà chưa có sự nghiên cứu đặc thù riêng cho từng Tháp, bởi các Tháp được xây dựng ở những vị trí khác nhau, trong các giai đoạn khác nhau nên không hẳn hoàn toàn giống nhau; Ngoài ra, công tác tu bổ, phục dựng hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn cần lời giải như: Độ bền, trong đó hiện tượng bong tách vật liệu gạch tu bổ trên Tháp sau một thời gian, hiện tượng rêu mốc trên gạch, công tác thực hiện điêu khắc trên gạch với những họa tiết trang trí nhỏ gặp nhiều khó khăn do gạch dòn, dễ vỡ; thời gian thi công lâu; tính thẩm mỹ trên những vị trí tu bổ… Do đó, việc nghiên cứu kiến trúc và xác định được kỹ thuật xây dựng, điêu khắc các công trình kiến trúc Tháp Chăm sẽ là cơ sở rất quan trọng và là công việc cấp bách cho công tác trùng tu và là một bước tiến đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu các kiến trúc Chăm về lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, kỹ thuật xây dựng suốt hơn một thế kỷ qua. Đồng thời chúng sẽ giúp cho việc trùng tu được chuẩn xác, đưa ra được những phương tiện và phương pháp để bảo tồn trùng tu được tối đa các giá trị chuẩn xác của di tích. Phương pháp tu bổ đó sẽ là vừa đảm bảo được tính nguyên gốc, chuẩn xác vừa đáp ứng khả năng trùng tu phù hợp và cụ thể cho mỗi di tích kiến trúc và từng bộ phận chi tiết của các di tích Chăm.