Về nguồn vốn Ngân sách Nhà nước:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bắc ninh thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 39)

II THỰC TRẠNG ĐẦU TU’ PHÁTTRIỂN KINH TẾ TỈNH BẮC

2.1.1.1.về nguồn vốn Ngân sách Nhà nước:

Do thu không đủ chi do vậy nguồn vốn đầu tư phát triển của Ngân sách Nhà nước được Ngân sách Trung ương trợ cấp trong dự toán ngân sách được duyệt hàng năm. Nguồn vốn đầu tư phát triến của Ngân sách tỉnh bao gồm nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung và nguồn vốn sự nghiệp. Ngoài ra, Ngân sách Trung ương cũng đầu tư một số dự án lớn trên địa bàn, gồm: các

45

công trình hạ tầng lớn, các công trình của cơ quan hành chính, sự nghiệp do Trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh.

Bảng 7:Tình hình thu chi ngân sách địa phương, vốn đầu tư phát triến từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

giai đoạn 1997-2007 (giá hiện hành)

Đơn vị tỉnh: Tỷ đồng

Nguôn: Sở Tài chỉnh Bãc Ninh (1997-2007)

Đối với nguồn vốn tù’ NSTW, khi tái lập, tỉnh Bắc Ninh đã được Trung ương quan tâm bô sung trợ cấp và trục tiếp đầu tư các công trình trên địa bàn. Đặc biệt năm 1999, vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước tăng mạnh do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đầu tư 200 tỷ đồng vốn ODA cho công trình Trạm bơm Tân Chi. Ngoài các yếu tố bất thường vốn đầu tư của ngân sách Trung ương vẫn tăng liên tục.

Đáng chú ý là có sự phổi hợp giữa nguồn vốn Trung ương và địa phương. Công trình cầu Hồ trị giá 90 tỷ đồng được đầu tư với sự góp vốn giữa Trung ương và địa phương: tỉnh 27 tỷ đồng bằng 30%. Có trường hợp ngân sách tỉnh vay vốn Kho bạc Nhà nước để đầu tư công trình ( như công trình đường quốc lộ 38 ), sau đó, NSTW hoàn trả kế hoạch vốn hàng năm cho

Bộ Giao thông vận tải và ngân sách tỉnh trả phần lãi suất. Đây là hai hình thức

chủ yếu trong việc phối họp đế huy động vốn đầu tư các công trình lớn trên địa bàn nhằm giút ngắn thời gian hoàn thành, đưa công trình vào sử dụng góp phần làm tăng hiệu quả đầu tư.

46

Đối với nguồn NSĐP, thu ngân sách tăng chậm làm cho việc bố trí vốn đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn. Thu ngân sách tỉnh Bắc Ninh còn thấp, một mặt do nền kinh tế còn chậm phát triến, mặt khác do tình trạng thất thu ngân sách rất lớn. Trong quá trình xây dựng ngân sách, các địa phương thường chỉ nhận chỉ tiêu thu thấp để cuối năm nhằm tạo ra vượt thu, để lại chi ở địa phương. Điều này khuyến khích tăng thu, nhưng cũng có mặt không tốt là mục đích sử dụng khoản vượt thu đó không quản lý được chặt chẽ. Định mức chi tiêu hiện nay chưa phù hợp và vẫn còn lãng phí trong chi tiêu hành chính do vậy, chỉ một phần nhỏ của khoản vượt thu được sử dụng cho chi đầu tư phát triển. Như vậy, vượt thu của năm trước chưa có tác dụng thúc đẩy phát

triển sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra nguồn thu mới cho năm sau. Thực tế ở Bắc Ninh, mặc dù đã có sự chỉ đạo kiên quyết nhưng năm cao nhất cũng chỉ dành được 43% sổ vượt thu cho đầu tư phát triến. Đồng thời cũng chưa thực hiện được đầy đủ chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nộp vượt dự toán thu đế doanh nghiệp có thêm vốn đầu tư sản xuất kinh doanh tạo ra nguồn thu mới cho năm sau.

Chống thất thu ngân sách là vấn đề luôn được đưa vào các nội dung chỉ đạo của các cấp chính quyền, nhưng tình trạng này vẫn chưa được khắc phục một cách đáng kế, nhất là ở khu vục ngoài quốc doanh. Ớ Bắc Ninh, khu vực kinh tế làng nghề đã được khôi phục và có sự tăng trưởng mạnh, thu nhập của doanh nghiệp và các hộ khá cao, nhưng sự đóng góp thuế cho Nhà nước lại không đáng kể.

Bảng 8: Ket quả thu thuế làng nghề chế biến gỗ tỉnh Bắc NinhĐơn vị tỉnh: triệu đồng

Đối với sản xuất kinh doanh ở các làng nghề, sự phát triển được bắt đầu tù’ các hộ sản xuất mang tính thủ công, công nghệ lạc hậu và không có sự rành

mạch giữa hoạt động sản xuất kinh doanh chuyên nghiệp và sản xuất kiêm nghề nên việc thu thuế đầy đủ là rất khó khăn. Tuy nhiên, việc không thu được đủ số thuế phải nộp, giai đoạn đầu đã giúp doanh nghiệp, hộ sản xuất có

thêm tích luỹ và mở rộng đầu tư. Nhưng đến nay, thất thu lớn đã không thúc đấy sản xuất vì lý do sau:

- Tạo ra sự bất bình đẳng trong thực hiện các Luật thuế đối với doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh.

- Không khuyến khích doanh nghiệp, hộ sản xuất đổi mới, hiện đại hoá công nghệ, nhằm tăng năng lực cạnh tranh và phát triến bền vũng ở các làng nghề.

- Ngân sách Nhà nước không có điều kiện thực hiện chính sách hồ trợ, khuyến khích sản xuất như: đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ hiện đại hoá công nghệ, đào tạo lao động.

- Các doanh nghiệp không thực hiện đúng chế độ kế toán đế trốn thuế và

hậu quả là khó vay vốn ngân hàng do không khẳng định được giá trị tài sản thế chấp và khả năng về tài chính.

- Chính sách khuyến khích đầu tư trong nước trở nên ít ý nghĩa vì đế được hưởng ưu đãi về miễn, giảm thuế thì cần số sách, chứng từ, kế toán minh bạch, mà làm như vậy thì chủ doanh nghiệp lại không có lợi bằng trốn thuế nên doanh nghiệp không đề nghị cho hưởng ưu đãi đầu tư.

Do vậy thực hiện nghiêm các Luật thuế, chống thất thu thuế không chỉ là

biện pháp huy động vốn cho đầu tư phát triến mà còn là điều kiện đế thực hiện chính sách đầu tư một cách thực tế và hiệu quả.

Qua phân tích về tình hình huy động vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước

cho phát triến kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc N inh có thế rút ra một số nhận xét:

Thứ nhắt: Với Bắc Ninh, kinh tế còn kém phát triển, thu ngân sách còn hạn chế nên vốn đầu tư của NSTW hỗ trợ ( bao gồm NSTW đầu tư và trợ cấp

1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huy động TGTK của dân cư 1.317,3 1.541,9 5.053,1

2

Dư nợ tín dụng trên địa bàn 2.928,8 3.808,9 10.432,2

Trong đó:Dư nợ trung & dài hạn 1.204,3 1.442,3 3.560,1

2003 2004 2005 2006 2007

Tổng số: 2.740 3.441 4.597 5.985 7.435

Phân theo nguồn vốn

- Vốn tự có của DNNN 6,2 7,6 0,8 28,5 1,0

- Vốn ngoài Nhà nước 1.896 2.762 3.385 4.279 5.549

Trong đó:

Vốn của các tố chức, DN 656 1.270 1.592 1.986 2.626 Von của hộ gia đình 1.240 1.493 1.793 2.292 2.923

- Vốn đầu tư trực tiếp NN 211 30 443 681 700

48

trong dự toán ngân sách tỉnh hàng năm ) là chủ yếu, trong đó vốn Trung ưong trục tiếp đầu tư các công trình trên địa bàn có ý nghĩa quan trọng (vì nguồn trợ cấp trong dự toán được phân bố theo mặt bằng ngân sách chung của cả nước khi lập dự toán ngân sách hàng năm nên rất nhỏ). Điều đó càng làm tăng

sự cần thiết trong việc huy động vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển trong chiến lược huy động vốn, nói chung nhằm vào hai loại chính là vốn đầu tư trục tiếp của ngân sách Trung ương trên địa bàn và nguồn vốn địa phương bố trí thêm.

Thứ hai, trong những năm qua, tỷ lệ thu ngân sách so với GDP còn thấp (chỉ đạt 6-8% GDP), tình trạng thất thu thuế chưa được khắc phục do vậy làm hạn chế đến việc huy động ngân sách địa phương cho đầu tư phát triến.

Việc thu ngân sách tăng chậm chủ yếu do chưa đấy mạnh đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, thiếu chính sách ưu đãi, khuyến khích và thu hút đầu tư, thưởng cho các doanh nghiệp nộp vượt ngân sách và một phần do việc thu thuế thiếu tích cực, còn đế thất thu. Do đó, trong dài hạn, chính sách huy động

vốn ngân sách Nhà nước và huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp có liên quan chặt chẽ với nhau ở cả hai mặt: huy động vốn ngân sách Nhà nước và tích luỹ, đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời đầu tư của doanh nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh tạo ra thu ngân sách ở những năm sau.

Thứ ba, trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém, cần vốn đầu tư lớn ngân sách tỉnh đã vay các nguồn khác bố sung vốn đầu tư, sau đó hoàn trả dần

vào các năm sau nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình hạ tầng nhưng số vay này còn nhỏ ( vay vốn Kho bạc Nhà nước đầu tư các công trình giao thông, vay vốn Ngân hàng phát triển đầu tư kiên cổ hoá kênh mương theo chủ trương của Chính phủ). Ngoài ra còn chưa sử dụng các hình thức khác như phát hành trái phiếu công trình, trái phiếu địa phương hoặc đối ứng của ngân sách địa phương cho đầu tư hạ tầng còn hạn chế.

49

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bắc ninh thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 39)