Hiệu quả xã hội.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bắc ninh thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 64)

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THựC HIỆN VỐN ĐẦUTư PHÁTTRIỂN KINH TẾ Ở TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 1997 ĐẾN NAY

3.1.4. Hiệu quả xã hội.

Đồng thời với sự gia tăng vốn cho đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tỉnh Bắc Ninh cũng quan tâm phát triến các mặt văn hoá - xã hội. Nhờ có đầu tư đúng mức, đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn trong tỉnh ngày một nâng cao và đối mới. Cơ sở hạ tầng đô thị và nông

thôn được làm mới, cải tạo và nâng cấp. Đen năm 2007, các xã đã có đường ô

tô đến tận trung tâm; 100% số xã với 99,9% số hộ dân có điện dùng; 85% số hộ dân thành thị và trên 50% số hộ dân nông thôn được dùng nước sạch. Chương trình đầu tư phát triến thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương mang lại nhiều hiệu quả cao. Chủ trương đầu tư kiên cố hoá kênh mương thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn; động viên nông dân yên tâm sản xuất. Ngoài tính năng kỹ thuật và ốn định lâu dài, các công trình kiên cố hoá còn có tác dụng chống lấn chiếm kênh mương, bảo vệ tài nguyên môi trường, chủ động nguồn nước tưới, lịch tưới, hiệu quả tưới, tăng hiệu suất sử dụng đất trồng, nâng cao ý thức và trình đô khoa học kỹ thuật công nghệ của nông dân trong vùng.

Công tác xoá đói giảm nghèo: Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, công tác xo á đói giảm nghèo được tiến hành bằng nhiều hình thức và đã có hiệu quả thiết thực, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Từ khi tái lập tỉnh đến nay công tác xoá đói giảm nghèo luôn được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm do vậy tỷ lệ hộ đói nghèo giảm liên tục trong các năm. Năm 2000 số hộ nghèo trong toàn tỉnh chiếm 10,2%, năm 2001 là 9,2% năm 2005 là 3,5 và đến năm 2007 tỷ lệ hộ đói nghèo trong toàn tỉnh còn dưới 2,7%. Đáng chú ý, kết cấu hạ tầng KT-XH ( trường học, trạm y tế, đường giao thông, kênh mương. . .) đã được Nhà nước đầu tư xây dựng, ưu tiên hơn cả là những xã khó khăn. Bên cạnh đó, các ngành nghề trong nông thôn được quan tâm, tố chức phát triển thông qua xây dựng các khu , cum công nghiệp. Vì thế, đã làm

cho đời sống kinh tế của các hộ nghèo đói, các hộ chính sách, các hộ khó khăn được nâng lên và yên tâm sản xuất.

Sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh dược phát triển cả về quy mô và chất

lượng. Năm 2003 Bắc Ninh đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS. Từ đó đến nay đang tích cực thực hiện phố cập giáo dục bậc THPT. Mạng lưới, quy mô giáo dục ngày càng phát triển và mở rộng. Chất lượng giao dục được giữ vững và nâng dần từng bước. Đội ngũ giáo viên được kiện toàn: đạt chuân và

trên chuẩn tăng lên. Cơ sở vật chát, trang thiết bị trường học được tăng cường.

Đầu năm học 2007-2008, đã có 85% trường lớp được kiên cố hoá. Phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia phát triến mạnh ở tất cả các bậc học, cấp học và các huyện, thành phố.

Đen hết năm 2007, toàn tỉnh đã có 137 trường mầm non, 150 trường tiểu

học, 134 trường trung học cơ sở, 320 trường trung học phổ thông.

Đầu tư cho khoa học công nghệ đã được quan tâm đúng mức. Hiện nay Bắc Ninh đâ xây dựng xong và đưa vào sử dụng trung tâm công nghệ thông tin của tỉnh, góp phần nâng cao trình độ tin học ngoại ngữ của cán bộ nhân dân trong tỉnh.

Sự nghiệp y tế thường xuyên được tăng cường cả về mạng lưới, thiết bị, y cụ, thuốc phòng chữa bệnh và đội ngũ y bác sĩ. 100% xã phường có trạm y tế, trong đó 80% số trạm có bác sĩ. Công tác kế hoạch hoá gia đình đã đạt được kết quả tốt góp phần làm giảm nhịp độ tăng tự’ nhiên dân số tỉnh tù' 1,32% năm 1998 xuống 1,02% năm 2007. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân được đảm bảo. Thành tích thi đấu thế dục thế thao của tỉnh được duy trì và nâng cao. Các phong trào thể dục thế thao rèn luyện sức khoẻ được phát động rộng rãi trong dân cư. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động tù’ thiện, giúp nhau làm kinh tế đã đạt được nhiều kết quả có ý nghĩa thiết thực. Phong trào xây dựng nếp sống văn hoá, gia đình văn hoá, làng văn hoá được mở rộng; số lượng hộ gia đình, đơn vị cơ quan, trường học, làng đạt tiêu

chuẩn nếp sống văn hoá ngày một gia tăng.

Đầu tư phát triến được chú trọng phân bổ đều giữa các vùng trong tỉnh đã tạo ra những chuyến biến kinh tế - xã hội của các vùng. Mức sống của dân cư giữa các vùng trong tỉnh không có sự chênh lệch đáng kế. Mạng lưới giao thông, y tế, trường học, bưu điện, điện, cấp thoát nước, chợ ... trải đều trên địa

bàn tỉnh, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Các phong trào văn hoá, thể thao, tố chức đoàn thể được triển khai sâu rộng trên toàn tỉnh. Công nghiệp các huyện được quan tâm phát triến: các làng nghề tiếu thủ công

nghiệp được khôi phục và phát triển đồng thời chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường... đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương và thúc đấy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bắc ninh thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w