3 Huy động von của các doanh nghiệp trong nước và dân cư.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bắc ninh thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 85)

I MỘT SỐ GẢ PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRÈN KNH TẾ Ở TỈNH BẮC NNH THỜ GAN TỚ

2.1. 3 Huy động von của các doanh nghiệp trong nước và dân cư.

Trong nhiều năm qua, nguồn vốn của các doanh nghiệp và dân cư đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội và còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết. Do vậy cần có giải pháp tiếp tục huy động mạnh mẽ nguồn vốn ở khu vực này. Ngoài việc hoàn thiện các cơ chế chính sách chung về khuyến khích, thu hút, huy động vốn đầu tư đối với phạm vi cả nước, trên địa bàn tỉnh sớm thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đổi với mọi loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, nhiều tỉnh đã mạnh dạn đưa ra các chính sách ưu đãi, khuyến khích, thu hút đầu tư cho địa phương mình. Trên thực tế đã có sự “cạnh tranh” trong chính sách thu hút đầu tư giữa các tỉnh, thành phố, nhất là cạnh tranh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp [13]:

* Khu công nghiệp Bắc Vinh (tỉnh Nghệ An):

- ưu đãi về đất đai: Công ty đầu tu phát triển hạ tầng được miễn tiền thuê đất 15 năm; sau đó tiếp tục được miễn phần diện tích chưa lấp đầy.

- Ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp: Ngân sách tỉnh cấp lại 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 5 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế; 100% thuế giá trị gia tăng phải nộp trong 3 năm kể từ khi xác định chịu thuế. Thuế thu nhập cá nhân được áp dụng bằng 50% mức thuế thu nhập cho cùng đối tượng ở ngoài khu công nghiệp trong thời gian 5 năm; mức thu nhập cá nhân để tính thuế cao gấp 1,5 lần theo quy định chung của Nhà nước.

* Khu công nghiệp của tỉnh Quảng Nam:

- Ưu đãi về đất đai: Công ty phát triển hạ tầng được miễn thuê đất trong 10 năm đầu và giảm 50% cho những năm tiếp theo.

- Ưu đãi về tài chính: UBND tỉnh Quảng Nam hồ trợ đế các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp đến năm 2003 chịu mức thuế thấp hơn của Chính phủ là 3%. Doanh nghiệp được miễn thêm 2 năm và giảm 50% cho 2 năm tiếp theo cho cơ sở sản xuất, miễn thêm 1 năm, giảm 50% cho 1 năm tiếp theo đối với cơ sở dịch vụ so với quy định của Chính phủ.

* Khu công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi:

- Ưu đãi về đất đai: Miễn tiền thuê đất trong thời hạn 4 năm và giảm 50% cho 10 năm tiếp theo; đối với những khu đặc biệt được miễn tiền thuê đất cho 10 năm và giảm 50% cho 10 năm tiếp theo.

- Ưu đãi về thuế: Ngoài các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước, doanh nghiệp trong nước được ưu đãi thêm miễn thuế phải nộp trong 4 năm đầu và giảm 50% cho 8 năm tiếp theo kế từ khi có thu nhập chịu thuế. Đổi với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thì: xuất khâu từ 50 - 80% sản phâm được miễn thuế phải nộp trong 2 năm và giảm

50% cho 2 năm tiếp theo; có tỷ lệ xuất khấu trên 80% đuợc miễn thuế phải nộp cho 4 năm, giảm 50% cho 4 năm tiếp theo.

- ưu đãi khác: Hồ trợ tiền đền bù giải phóng mặt bằng; miễn phí sử dụng hạ tầng trong 3 năm kế tù’ khi bắt đầu hoạt động; hồ trợ đầu tu một số hạng mục hạ tầng thiết yếu đến hàng rào khu công nghiệp.

Nhu vậy, các tỉnh đã đua ra những chính sách, ưu đãi đầu tư rất đa dạng, trong đó có một số điều khoản chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Điều đó đặt ra yêu cầu về sự hoàn thiện của chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của cả nước với việc cụ thể hoá cho từng vùng, trên cơ sở những khung ưu đãi cụ thể và tăng cường phân cấp cho các tỉnh quy định đế phù hợp với điều kiện của địa phương mình. Một mặt, cần có sự sáng tạo của các địa phương, nhưng mặt khác cũng cần có sự phối hợp giữa các địa phương trong thu hút vốn đầu tư, thực hiện phát triển kinh tế trên cơ sở quy hoạch chung và khuôn khổ pháp luật thống nhất.

Thứ hai, thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò to lớn trong nền kinh tế: thu hút nhiều lao động, tăng cơ hội tìm việc làm với chi phí thấp; tăng thu nhập dân cư, góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo; thu hút vốn nhàn rỗi trong dân vào sản xuất kinh doanh; là bước khởi đầu cho quá trình trưởng thành của các doanh nghiệp; làm cho nền kinh tế năng động và có hiệu quả hơn. Việc thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư là quan trọng nhưng chưa đủ. cần tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Chính phủ đã thấy được tầm quan trọng và đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngay cả trong trường hợp có chính sách hỗ trợ của Chính phủ thì vai trò của các địa phương vẫn hết sức quan trọng nhằm khắc phục những thất bại từ phía thị trường như sự hoạt động của các doanh nghiệp lớn, những khó khăn từ bản chất của các doanh nghiệp nhỏ

và khắc phục chính những hạn chế từ bản thân chính sách của Chính phủ về thuế, tín dụng, đầu tu, đất đai. . .

Sau đây là một số biện pháp hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp trên địa bàn:

- về đất đai: mặt bằng sản xuất là yếu tố quyết định đến thực hiện dự án đầu tư. Không có mặt bằng thì mọi sự tạo điều kiện thuận lợi ở trước đó cho doanh nghiệp trở nên vô nghĩa. Do đó, nhiều khi chi phí cơ hội đế có được mặt bằng sản xuất lớn hơn nhiều chi phí hợp pháp để có quyền sử dụng mảnh đất đó. Trước đây, do thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước, việc sử dụng đất của doanh nghiệp vừa và nhở được biến tướng dưới nhiều hình thức không minh bạch về nguồn gốc. Nhà nước đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về đất đai không phải chi thông qua chính sách mà quan trọng hơn là với tư cách của người quản lý tài sản công thổ quốc gia.

Thủ tục thuê đất theo quy định hiện nay còn rất phức tạp và đền bù giải phóng mặt bằng cũng tốn nhiều thời gian của nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư vừa và nhỏ. Do vậy, chính quyền các cấp cần tích cực trợ giúp các doanh nghiệp trong việc thuê đất đế có mặt bằng sản xuất. Việc triển khai xây dựng các khu công nghiệp nhỏ ở Bắc Ninh là việc làm có ý nghĩa nhằm giải quyết vấn đề đó.

Hiện tại khi thuê đất, nhà doanh nghiệp cần tiến hành trên 10 thu tục và 3 lần được ƯBND tỉnh phê duyệt (cho phép khảo sát, phê duyệt phương án đền bù và sau đó mới có quyết định cho thuê đất) nên thời gian kéo dài. Do đó cần phải thực hiện cơ chế “ một đầu mối” trong việc cho thuê đất đối với các doanh nghiệp.

- Hồ trợ tiếp cận về nguồn vốn, hình thành quỹ bảo lãnh vốn vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Hỗ trợ kinh phí đào tạo người lao động và chủ doanh nghiệp, đặc biệt các nghề mới ở nông thôn.

- Hỗ trợ trong việc ra đời nghề mới, làng nghề mới, đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề. Di dời sản xuất làng nghề áp dụng như di dời cơ sở sản xuất ở đô thị. Hình thành quỹ phát triển làng nghề từ những khoản thu do làng nghề đem lại theo phương châm “lấy làng nghề phát triển làng nghề “.

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin miễn phí cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hội chợ, triễn lãm, tạo điều kiện hỗ trợ cho ra đời và thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp thay vì Nhà nước thực hiện.

- Tôn vinh doanh nghiệp, tổ chức các quỹ trao giải thưởng cho các nhà doanh nghiệp kinh doanh giỏi, khen thưởng các nhà doanh nghiệp có đóng góp lớn về kinh tế xã hội cho địa phương, cấp giấy chứng nhận các danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bắc ninh thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w