I MỘT SỐ GẢ PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRÈN KNH TẾ Ở TỈNH BẮC NNH THỜ GAN TỚ
2. 5 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầutư phát triển.
2.5. 2 Nâng cao hiệu quá sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Trước hết phải nhằm vào mục tiêu ngăn chặn sự thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn. Lựa chọn các dự án quan trọng đế đầu tư tập trung, tránh đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian hoàn thành công trình. Việc bố trí kế hoạch tập trung là công việc rất khó khăn, cần có sự chỉ đạo kiên quyết đế tiến tới chấm dứt tình trạng nợ đọng trong xây dựng co bản tràn nan, kéo dài. Khi chưa bố trí kế hoạch vốn đầu tư, các cơ quan Nhà nước huy động vốn ứng của nhà thầu thi công nên có công trình đã đưa vào sử dụng, qua giai đoạn sửa chữa lớn mà vẫn chưa có tiền trả làm cho các nhà thầu khó khăn và nảy sinh tình trạng chiếm dụng vốn, nợ ngân hàng, nợ thuế. . •gây ra phản ứng dây chuyền không có lợi cho nền kinh tế.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, cũng cần quan tâm đến một tiêu chuẩn mà tỉnh Bắc Ninh trước đây ít chú ý, đó là việc tác dụng lôi kéo của vốn ngân sách đối với việc huy động thêm những đồng vốn của xã hội cho mục tiêu phát triến.
Bên cạnh đó, huy động và sử dụng vốn đóng góp của nhân dân phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo dân chủ. Việc huy động vốn đầu tư của nhân dân đế xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn đang là vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn thời gian qua đã cho thấy chính quyền xã chủ yếu quan tâm đến phát triển văn hoá, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, các lĩnh vực kinh tế ít được quan tâm. Hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn đã đế lại nhiều vấn đề nhức nhối: huy động quá khả năng đóng góp của nhân dân, quản lý tài chính có nhiều vi phạm, chất lượng công trình kém, tham nhũng, thất thoát, tiêu cực nảy sinh tình trạng nợ chồng chất. . .Từ những vi phạm trong huy động và sử dụng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đã phát sinh bất ốn trong đời sống kinh tế, xã hội nông thôn, gây tình trạng khiếu kiện kéo dài, hạn chế đến sự tăng trưởng và phát triển. Do đó cần có
giải pháp toàn diện cho đầu tư phát triển kinh tế nông thôn (nói chung) và hạ tầng nông thôn (nói riêng). Các xã cần có quy hoạch tổng thế xây dựng các công trình hạ tầng và phúc lợi xã hội, lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân; Phân loại các công trình theo các tiêuc chí: sự thiết thực đổi với nguời dân, quy mô vốn, phạm vi, tính chất sử dụng của từng công trình. Hình thành hệ thống định mức đầu tư đối với các công trình xã để làm căn cứ cho lập dự toán và nhân dân kiểm tra giám sát. Lập thiết kế mẫu đối với công trình hạ tầng xã đế tạo thuận lợi và tiết kiệm chi phí. Mở rộng dân chủ trong việc quyết định và giám sát đầu tư. Khuyến khích nhân dân tham gia sản xuất như: khuyến nông, tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề nhằm khai thác vốn và kinh nghiệm để đầu tư sản xuất, chuyến dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.