III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THựC HIỆN VỐN ĐẦUTư PHÁTTRIỂN KINH TẾ Ở TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 1997 ĐẾN NAY
3.2.1. về huy động vốn cho đầu tu phát triển.
Vốn cho đầu tư phát triến tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2007 liên tục gia tăng, tuy nhiên tốc độ tăng giai đoạn này còn chậm so với mức bình quân cả nước nên chưa đáp ứng được nhu cầu lớn cho đầu tư phát triến sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Vốn Nhà nước cho đầu tư phát triến mặc dù có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trong đó vốn ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 50% tổng vốn Nhà nước có sự biến đổi tăng giảm cả về quy mô và tỷ trọng, không ốn định qua các năm. vốn tín dụng sau thời kỳ có sự gia tăng thì từ năm 2000 đã giảm sút, chủ yếu còn phân bổ theo quyết định hành chính.
Vốn tự’ có của doanh nghiệp Nhà nước giảm sút mạnh vào các năm 2001,
2002 một phần do hệ thống doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn đang trong quá trình sắp xếp, đổi mới bằng nhiều hình thức: cổ phần hoá, bán, khoán, cho
thuê...; một phần do tích luỹ và tái đầu tư còn hạn chế (cả đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu). Hình thức huy động vốn cố phần cũng chưa được mở rộng, chỉ huy động từ cán bộ nhân viên trong công ty.
Vốn ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên mạnh nhưng đầu tư của hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa ổn định: tăng mạnh vào năm 2003-2007 (từ 69,1% năm 2003 lên 74,63% năm 2007); Khu vực kinh tế tư nhân và dân doanh gần đây phát triển tương dối mạnh mẽ nhưng nhìn chung còn hạn chế về vốn, lao động, trình độ khoa học công nghệ và thị trường. Cơ chế chính sách cũng chưa tạo được nhiều uu đãi thoả đáng cho khu vục kinh tế này phát triển. Trong dân cư vẫn còn nặng tâm lý tích trữ giá trị dưới dạng vàng, ngoại tệ và gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn chủ yếu dưới 1 năm. Công tác xã
hội hoá đầu tư chưa được sự hưởng ứng tích cực của các thành phần kinh tế và các tầng lóp dân cư.
Quy mô và tỷ trọng của nguồn vốn FDI cho thấy khả năng thu hút nguồn
vốn này tại Bắc Ninh đang rất mạnh và được dự báo trong những năm tới, phát huy lợi thế của tỉnh Bắc Ninh nguồn vốn này cũng nằm trong các nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Các dự án FDI đều thực hiện trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, huyện Quế Võ, Từ Sơn, Yên Phong, Tiên Du và thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chưa đầu tư vào khai thác những tiềm năng thế mạnh của tỉnh.
Để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, tỉnh Bắc Ninh đã tập trung đầu tu xây dựng các cụm, khu công nghiệp tập trung. Cơ sở hạ tầng cụm khu công nghiệp cùng công tác quản lý khu công nghiệp đã được xúc tiến nhanh chóng tạo điều kiện cho doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh.
3.2.2. về CO’ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực.
Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh đã có sự chuyến dịch nhưng còn chậm. Trong cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn cao - tới gần 80% lực lượng lao động. Cơ cấu lao động kỹ thuật, lao động có tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn cao của tỉnh. Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn khá cao song cần tiếp tục gia tăng quy mô vốn đế tương xứng với những đóng góp của ngành nông - lâm - thuỷ sản cho kinh tế toàn tỉnh. Suất vốn đầu tư cho 1 lao động nông nghiệp còn thấp so với mức bình quân chung. Yeu tố đất đai đã được nhấn mạnh, khai thác nhiều trong khi yếu tố lao động chưa được chú ý đúng mức. Chính sách phát triển nông nghiệp do đó cần hướng vào việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đế khai thác tiềm năng năng suất lao động trong nông nghiệp.
Sản phẩm nông sản chế biến chưa có sức cạnh tranh cao do công nghệ sơ
chưa đầu tư thoả đáng cho nghiên cứu khoa học, dịch vụ nông nghiệp, công nghệ sinh học, giống cây con. Lĩnh vực thuỷ sản chưa được đầu tư khai thác hết những tiềm năng sẵn có, hiện mới chỉ chiếm trên dưới 10% giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp. Phương thức nuôi trồng thâm canh và bán thâm canh chưa phát triển rộng rãi. Diện tích đất hoang hoá chưa đưa vào khai thác là 1.300 ha và trên 10% diện tích trồng lúa mùa có năng suất thấp chưa được chuyến sang trồng cây công nghiệp, rau màu hoặc nuôi trồng thuỷ sản đế nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Công nghiệp Bắc Ninh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP toàn tỉnh (trên 51,1%) với chủ lực là các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp dệt may, cơ khí, điện. Các sản phấm công nghiệp của tỉnh có sức cạnh tranh yếu so với các sản phẩm của các địa phương khác và chưa tạo ra được những đặc trưng, thế mạnh riêng cho ngành công nghiệp Bắc Ninh. Các ngành công nghiệp có trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ cao như điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp, hoá chất, sản xuất thuốc chữa bệnh... còn chậm phát triển
chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Sản xuất và cung cấp nước sạch mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu. Đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng quy mô là những hình thức đầu tư mang lại hiệu quả cao, nâng cao được chất lượng sản phâm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng chưa nhiều.
Thời gian qua đầu tư cho xây dựng của cả Nhà nước, tư nhân và dân cư đều tăng lên. Nhiều công trình xây dựng mới được hình thành đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng lực sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy vậy về đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là đầu tư xây dựng tù' nguồn vốn ngân sách vẫn còn những vướng mắc trong thực hiện và quản lý. Hiệu quả của công tác đấu thầu chưa cao do hình thức áp dụng chủ yếu là đấu thầu hạn chế. Một số dự án tiến độ thực hiện cũng như thanh quyết toán còn chậm,
lượng các báo cáo khả thi chưa cao nên không huy động được các nguồn vốn ngoài vốn ngân sách đế thực hiện dự án.
Ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng cao và có vị trí quan trọng trong cơ cấu GDP của tỉnh Bắc Ninh. Thương mại của tỉnh tương đối phát triển với giá trị sản xuất thương mại chiếm trên 70% giá trị sản xuất của ngành, song tống mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ mới chỉ tăng trên 5%/năm. Các biện pháp kích cầu tiêu dùng còn hạn chế. Hệ thống chợ đã phát triến rộng rãi trên địa bàn tỉnh nhưng nhìn chung cần đầu tư nâng cấp đế tạo thuận lợi cho việc mua bán, trao đối của nhân dân trong vùng. Giá trị xuất khẩu hàng năm có tăng nhưng không cao. Mặt hàng xuất khẩu còn hạn chế về giá trị và chủng loại, thị trường cho xuất khấu cũng chưa được mở rộng, chủ yếu là bạn hàng truyền thống. Đối với lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu cần có khoản vốn lớn nhưng bản thân vốn tự’ có của doanh nghiệp còn nhỏ so với nhu cầu. Điều này đã hạn chế rất lớn đến việc mở rộng quy mô sản xuất hàng xuất khẩu của Bắc Ninh.