1 Huy động von ngân sách Nhà nước cho đầutư phát triên.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bắc ninh thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 80)

I MỘT SỐ GẢ PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRÈN KNH TẾ Ở TỈNH BẮC NNH THỜ GAN TỚ

2.1. 1 Huy động von ngân sách Nhà nước cho đầutư phát triên.

về cơ bản và lâu dài, cần đẩy mạnh, mở mang sản xuất, kinh doanh đế tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, trong điều kiện tỉnh Bắc Ninh, thu ngân sách còn chưa đủ chi, nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách là do Trung ương hỗ trợ. Để có thêm nguồn vốn ngân sách cho đầu tư phát triển cần:

Thứ nhất, chống thất thu ngân sách và thực hành tiết kiệm. Hiện nay Chính phủ đã có chính sách khuyến khích tăng thu đối với các địa phương: các khoản thu vượt đều đế lại cho các địa phương đế đầu tư phát triến. Ngoài ra, thực hành tiết kiệm cũng đem lại nguồn vốn đáng ke cho đầu tư. Neu tiết kiệm 5% chi thường xuyên (không kế lương, phụ cấp và chi sự

nghiệp) thì mỗi năm tỉnh có thêm tiền đế xây dựng được một công trình phúc lợi và tôn vinh ý nghĩa của tiết kiệm.

Thứ hai, tăng cường tích tụ vốn ngân sách thông qua vay nợ. Ngân sách tỉnh vay vốn nhàn rỗi Kho bạc Nhà nước đế đầu tư cơ sở hạ tầng. Neu chỉ sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm thì các công trình phải kéo dài nhiều năm mới hoàn thành, gây ứ đọng vốn đầu tư. Do đó ngân sách địa phương cần vay vốn để đầu tư hoàn thiện hạ tầng đô thị, giao thông, thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương. . .Việc này sẽ có tác dụng tập trung đủ nguồn vốn cho đầu tư công trình lớn và tạo ra sức ép phải trả nợ vào các năm sau nên kích thích tính sáng tạo và quyết tâm của chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế, chổng thất thu ngân sách đế có nguồn trả nợ.

Theo phương pháp này, có thể phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương đầu tư theo phương thức: tỉnh đứng ra vay vốn đầu tư các công trình hạ tầng do Trung ương quản lý trên địa bàn, sau trả nợ gốc bằng nguồn vốn theo kế hoạch của Bộ, ngành còn địa phương trả phần lãi suất vay.

Ngoài ra, có thế phát hành trái phiếu công trình, thực hiện đầu tư hạ tầng theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).

Thứ ba, hình thành quỹ đầu tư phát triển của tỉnh từ các nguồn: vốn ban đầu của ngân sách tỉnh; khoản vượt thu ngân sách; tiền thu được từ quỹ đất, chênh lệch do giao đất theo hình thức đấu giá; nguồn thu từ bán tài sản và các nguồn khác.

Trong điều kiện thu không đủ chi, ngân sách được lập dự toán chặt chẽ theo khoản mục; các tố chức tín dụng, ngân hàng chỉ là chi nhánh thuộc Trung ương thì quỹ đầu tư phát triến của tỉnh là công cụ quan trọng đế thực hiện các chính sách, hỗ trợ đầu tư, điều chỉnh cơ cấu đầu tư của tỉnh.

Quỹ đầu tư phát triển nhằm tập trung nguồn vốn cho dự án ưu tiên, hồ trợ lãi suất đầu tư cho các dự án trọng điểm, hiệu qủa. . .

Thứ tư, thực hiện xẫ hội hoá trong đầu tu phát triến các lĩnh vực xã hội và đầu tư hạ tầng nông thôn, huy động các nguồn vốn góp của nhân dân, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ để tạo đà cho sự huy động đóng góp này, thực hiện phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” phải được thể chế thành quy định cụ thể: loại hình và điều kiện công trình được hỗ trợ, quy trình nhận hỗ trợ, mức hỗ trợ, kế hoạch hỗ trợ,. . .Chủ yếu có ba loại hạ tầng nông thôn cần được thực hiện theo phương châm này: giao thông nông thôn, trường học, kênh mương. Các quy định này cần được thông qua HĐND tỉnh, sau đó ƯBND tỉnh ban hành đế tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện, đảm bảo đúng quy chế dân chủ ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bắc ninh thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w