3.1. Gia tăng tiết kiệm và tích luỹ trong nước.
Trong lịch sử các tư tưởng kinh tế, đầu tư và tích luỹ vốn cho đầu tư ngày càng được xem là một nhân tố quan trọng cho sản xuất, cho việc gia tăng năng lực sản xuất và cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế và cho sự tăng trưởng. Việc tích tụ vốn cho đầu tư sẽ cho phép dân số và lực lượng lao động gia tăng, chung cấp những người lao động với những trang thiết bị tốt hơn và quan trọng hơn là có thế tạo ra việc phân công lao động một cách
rộng rãi hơn. Việc tăng vốn đầu tư sẽ làm tăng cả tống sản lượng và sản lượng bình quân mỗi lao động, tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Ngược lại, một nền kinh tế tăng trưởng cao, tạo được sự chuyển biến tăng tích luỹ tù’ mức thấp lên mức trung bình và mức cao đế tăng quy mô đầu tư từ đó tăng năng lực sản xuất và cuối cùng là gia tăng thu nhập. Nghiên cứu sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển trong 4 hay 5 thập kỷ qua cho thấy rằng các quốc gia phát triến hàng đầu trong các nước đó là những nước có tỷ lệ tích luỹ vốn cao nhất; còn những nước kém phát triển nhất là những nước có tỷ lệ đầu tư thấp nhất.
3.2. Nen kinh tế ổn định và tăng trưởng cao là điều kiện thu hút vốnđầu tư nước ngoài. đầu tư nước ngoài.
Môi trường đầu tư nước ngoài là tổng hoà các yếu tổ có ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài ở nước tiếp nhận đầu tư. Nó bao gồm các yếu tố: tình hình chính trị, chính sách, pháp luật, vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, trình độ kinh tế, đặc điểm văn hoá - xã hội. Các nhóm yếu tố này có thế làm lăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư.
Tình hình ổn định chính trị của nước tiếp nhận đầu tư là cơ sở quan trọng hàng đầu, là tiền đề cần thiết đế ốn định tình hình kinh tế - xã hội, giảm rủi ro cho các nhà đầu tư. Một nước không thế thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nếu tình hình chính trị luôn mất ổn định.
Môi trường pháp lý hợp lý và ốn định đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng là một yếu tố được các nhà đầu tư quan tâm. Một môi trường pháp lý hấp dẫn đầu tư nước ngoài nếu có các chính sách, quy định hợp lý và có tính hiệu lực cao trong thực hiện.
Vị trí địa lý, điều kiện tụ’ nhiên thuận lợi sẽ giảm được chi phí vận chuyền, đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư, cung cấp được nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú với giá rẻ và tiềm năng tiêu thụ lớn. Những yếu tố này
không những làm giảm được giá thành sản phẩm mà còn thu hút được các nhà đầu tư tìm kiếm nguồn nguyên liệu tự’ nhiên và thị trường tiêu thụ.
Trình độ phát triến của nền kinh tế là các mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và mức độ cạnh tranh của thị trường nước chủ nhà. Những nước có trình độ quản lý vĩ mô kém thường dẫn tới tình trạng lạm phát cao, nợ nước ngoài lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, các thủ tục hành chính rườm rà, nạn tham nhũng ... Kinh tế - xã hội phát triển đảm bảo cơ sở hạ tầng và dịch vụ tạo ra những điều kiện thuận lợi và giảm chi phí phát sinh cho các hoạt động đầu tư. Cơ sở hạ tầng cứng bao gồm các yếu tố như: sân bay, cảng biến, giao thông, điện lực, viễn thông; còn cơ sở hạ tầng mềm bao gồm: chất lượng lao động, dịch vụ công nghệ, hệ thống tài chính.
Đặc điếm văn hoá - xã hội của nước chủ nhà sẽ hấp dẫn đầu tư nước ngoài nếu có trình độ giáo dục cao và nhiều sự tương đồng. Các đặc điếm này không chỉ giảm được chi phí đào tạo nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư nước ngoài mà còn tạo cho họ điều kiện hoà nhập vào cộng đồng nước sở tại.
Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn vốn nước ngoài có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và trả nợ sẽ là nhân tố quyết định đế các quốc gia, các tố chức quốc tế... cho vay ưu đãi, viện trợ phát triến.
3.3. Phát triêrt kinh tế xã hội nâng cao hiệu quá đầu tư.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia đang phát triển tất yếu sẽ dẫn tới chuyến dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng - dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp trong cơ cấu GDP.
Nen kinh tế thị trường cùng với cơ cấu kinh tế dần chuyến dịch theo hướng tích cực sẽ tác động tới cơ cấu đầu tư theo hướng: tăng đầu tư vào những ngành, vùng có lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lý, điều kiện tự’ nhiên
và lao động nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hoá có khả năng cạnh tranh; đầu tư phát triến nền nông nghiệp hàng hoá, đầu tư vào những ngành có suất đầu tư thấp. Cùng với quá trình này, hiệu quả đầu tư sẽ được tăng lên.