I MỘT SỐ GẢ PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRÈN KNH TẾ Ở TỈNH BẮC NNH THỜ GAN TỚ
2.1. 4 Huy động von đầutư nước ngoài.
Bắc Ninh có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý nhưng việc thu hút FDI còn hạn chế. Tống kết vấn đề này, các chuyên gia đánh giá: ngoài sự hấp dẫn về cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi thì thái độ của những nhà lãnh đạo địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Thái độ dứt khoát của những người đứng đầu các địa phương mới có thế giải toả tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài và xoá bỏ các thủ tục “ vô hình “ trong tiếp nhận, cấp giấy phép, triển khai dự án đầu tư của cấp thừa hành.
Với những thuận lợi, tỉnh Bắc Ninh cần thiết và có thể tăng cường huy động vốn FDI. Neu không thu hút được đáng kế FDI, đảm bảo nguồn vốn đế thực hiện mục tiêu phát triến kinh tế thì cũng có nghĩa là tỉnh không tận dụng được lợi thế so sánh của mình. Khi đó các chủ trương phát trien kinh tế của tỉnh đều khắng định tiềm năng và khai thác tiềm năng kinh tế của địa phương chỉ mang nội dung chung chung, không trở thành nguồn lực phát
triển. Do vậy trong thời gian tới, tỉnh cần áp dụng mạnh các biện pháp: tăng cường kinh phí và cán bộ cho công tác xúc tiến đầu tư; lập danh mục dự án với những ưu đãi, điều kiện hỗ trợ cụ thể kèm theo đế nhà đầu tư lựa chọn; giải phóng thủ tục hành chính, thời gian xem xét hồ sơ và cấp phép đầu tư đối với các dự án khuyến khích đầu tư xuống chỉ còn từ 1-3 ngày, thậm chí có thể cấp phép trong ngày; có thể cấp ngay giấy phép đầu tư mà nhà đầu tư không phải thoả thuận địa điểm, cơ quan nhà nước có trách nhiệm đảm bảo địa điểm và tiến hành giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư; thực hiện đầy đủ và kịp thời các cam kết nhằm chống xu hướng bão hoà giả tạo về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Việc thu hút ODA đế xây dựng cơ sở hạ tầng đối với tỉnh chưa có khả năng cân đối ngân sách như Bắc Ninh sẽ gặp nhiều hạn chế, phụ thuộc vào chương trình của Chính phủ. Tỉnh khó có khả năng tự đứng ra để vay các khoản ODA mà chủ yếu nhận viện trợ không hoàn lại. Tuy nhiên, viện trợ sẽ được tăng cường nếu tỉnh có khả năng hấp thụ, dành một phần vốn địa phương sẵn sàng đối ứng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn viện trợ. Trong thời gian tới tỉnh cần tăng cường xúc tiến thu hút viện trợ, xây dựng các danh mục dự án ưu tiên, liên kết với các tỉnh trong vùng đế tiếp nhận các dự án hỗ trợ kỹ thuật cho cả vùng, nhất là các dự án phát triển hạ tầng nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, tăng cường kỹ thuật sản xuất, khuyến nông, vệ sinh môi trường. . .
Trong thời gian tới, khi đã cân đối được ngân sách, tỉnh có thể trực tiếp vay vốn và hoàn vốn đối với các khoản viện trợ có hoàn lại ưu đãi. Các công trình phục vụ công cộng có thu phí hoàn một phần vốn (đường giao thông, bệnh viện. . .) đang được các nhà tài trợ quan tâm. Nhà nước cần tăng cường phân cấp cho các địa phương trong việc tiếp nhận dự án phi Chính phủ (trừ các lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia).