Chuyển dịch CO’ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bắc ninh thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 60)

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THựC HIỆN VỐN ĐẦUTư PHÁTTRIỂN KINH TẾ Ở TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 1997 ĐẾN NAY

3.1.3. Chuyển dịch CO’ cấu kinh tế.

1.3.1. Cơ cấu ngành kỉnh tế.

Đáp ứng mục tiêu chuyến dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - thuỷ sản trong cơ cấu GDP, cơ cấu đầu tư theo ngành đã được điều chỉnh cho phù họp. Ket quả là cơ cấu các ngành kinh tế đã tùng bước chuyển dịch theo hướng tích cực. tỷ trọng trong GDP của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh từ 23,77% năm 1997 lên 35,67% năm 2000 và 45,92% năm 2005 và 51,01% năm 2007. Trong khi đó, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm đáng kể, tù' 45,05 năm 1997 xuống còn 37,96% năm 2000, 26,26% năm 2005, 18,65% năm 2007. Khu vực dịch vụ ốn định từ 28-31%. Khu vực công nghiệp - xây dựng luôn đạt nhịp độ tăng trưởng cao và giữ vai trò “đầu tầu” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Quy mô tổng sản phẩm trong tỉnh đạt được tốc độ tăng trưởng cao là do hầu hết các ngành, các lĩnh vặc kinh tế then chốt đều có tốc độ tăng trưởng khá cao. Nổi bật nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng phát triển liên tục

VỚI nhịp độ cao, đã đóng góp phần quyết định vào mức tăng trưởng chung.

Bình quân mỗi năm từ 1997-2007, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 34,1%; giá trị xây lắp tăng 16,4%. Nông nghiệp vượt qua khó khăn, đạt được nhiều tiến bộ trong sản xuất hàng hoá. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng

7,08% và thuỷ sản tăng 20,17%. Các ngành dịch vụ góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống, tống mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ

tiêu dùng xã hội tăng bình quân hàng năm là 18,8%. Xuất khẩu vượt qua khó khăn về khủng hoảng tài chính trong khu vục tăng trưởng vượt trội, nhất là trong 3 năm trở lại đây. Năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 96 nghìn USD, năm 2006 đạt 116 nghìn USD và năm 2007 đạt 135nghìn USD.

Ket quả này có phần đóng góp tích cực của thành phần kinh tế tư nhân và dân doanh trên địa bàn tỉnh. Riêng lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản, sản xuất

của địa phương chiếm vị trí gần như tuyệt đối (99%). Điếm đáng chú ý là sự dịch chuyển cơ cấu này của tỉnh Bắc Ninh đang diễn ra khá đều đặn, tăng dần hàng năm và không bị chững lại, hứa hẹn đà phát triến mạnh mẽ và lâu dài trong tương lai.

Đồng thời với quá trình chuyến dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu nội bộ các ngành cũng có sự chuyến biến. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt là chủ yếu song đã giảm từ 67,22% năm 2000 xuống còn 55,11% năm 2007; tỷ trọng ngành chăn nuôi đã tăng từ 29,40% lên 41,00%năm 2007. Diện tích trồng lúa giảm từ 83.964 ha năm 2000 xuống 78.454 ha năm 2007 nhưng năng suất lúa bình quân tăng từ 52,6 tạ/ha năm 2000 lên 53,6 tạ/ha năm 2007 và tổng sản lượng cũng tăng từ 453.136 tấn năm

2000 tấn lên 455.509 năm 2004 và giảm xuống còn 429.575 tấn năm 2007. Diện

tích trồng cây công nghiệp (đay, cói, mía, lạc, đậu tương, vừng, thuốc lào) và cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, dứa, nhãn, vải,...) được mở rộng và năng suất

cũng tăng lên. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp giữ vị trí

không đáng kế, cung cấp những sản phấm chủ yếu: gồ tròn khai thác, củi khai

thác, tre, nứa,... phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh.

Trong công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến có sự gia tăng mạnh về giá trịvà tỷ trọng, năm 2003 giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến là 7.453,3 tỷ đồng bằng 99,26% giá trị sản xuất công nghiệp, năm 2007 tăng 21.532,2 tỷ đồng bằng 99,78% tống giá trị sản xuất công nghiệp.

Trong cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ, giá trị sản xuất thương mại có tỷ trọng cao tù' 75 - 78%; ngành kinh doanh khách sạn, nhà hàng dao động từ 21 - 23% du lịch đóng góp tỷ trọng rất nhỏ bé (dưới 1%). Giá trị hàng xuất khẩu tăng khá từ 48 triệu USD năm 2003 lên 96 triệu USD năm 2005; và 135 triệu USD năm 2007. Sản phẩm công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp chiếm tới trên 80% giá trị xuất khẩu, nông - lâm sản tù' 8 - 10%, còn lại là các mặt hàng khác. Các mặt hàng xuất khâu truyền thống của tỉnh Bắc Ninh là: rau và hoa quả, hạt tiêu, quế và hàng nông sản khác, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng cói, mây tre đan,. Giá trị nhập khấu cũng tăng nhanh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn. Hàng nhập khẩu chủ yếu là: Thực phẩm chế biến, thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu, hoá

chất, chất dẻo, vải may mặc, sắt thép, kim loại thường, máy móc thiết bị. Tống kim ngạch xuất nhập khấu tăng bình quân 23,5%/năm; khoản thu tù' thuế nhập khấu cũng tăng lên hàng năm: từ 33,1 tỷ đồng năm 1997 lên 68,6 tỷ

đồng năm 2000; 73,7 tỷ đồng năm 2002 và 81 ,7 tỷ đồng năm 2007. Thương mại của tỉnh Bắc Ninh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế tạo ra sự lưu thông hàng hoá thuận tiện, đa dạng và phong phú, đảm bảo hàng hoá và dịch vụ phục vụ nhu cầu của nhân dân trong tỉnh. Thương nghiệp quốc doanh vẫn giũ' vai trò chủ đạo trong việc kinh doanh các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, lương thực, phân bón, thuốc trù' sâu...

Hoạt động tài chính, ngân hàng, kho bạc bước đầu đã có chuyến biến góp phần quan trọng trong kiềm chế lạm phát. Ngành tín dụng ngân hàng tích

cực huy động các nguồn vốn cho vay tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế

có vốn đế phát triến sản xuất kinh doanh, về giao thông vận tải, khối lượng hàng hoá luân chuyến mỗi năm tăng 25 - 30%; số lượng hành khách luân chuyển tăng 15 - 17%/năm. Giá trị sản xuất ngành vận tải và bưu chính viễn thông đạt trên 1.000 tỷ đồng vào năm 2007, gấp 45 lần năm 1990, giá trị sản xuất ngành vận tải năm 2007 đạt 695.770 tỷ đồng bằng 66,3% tống giá trị sản xuất của ngành, tăng gấp 3 lần năm 2003; giá trị sản xuất ngành bưu chính viễn thông đạt 352.946 tỷ đồng bằng 33,6% tống giá trị sản xuất của ngành, tăng gấp 3,2 lần năm 2003.

về lĩnh vực xã hội, các hoạt động quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc; giáo dục đào tạo; y tế và cứu trợ xã hội chiếm tỷ trọng khá cao trong GDP (10 - 20%) chứng tỏ đã nhận được sự quan

tâm đầu tư phát triển.

Xuất phát tù’ thực trạng phát triến trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh phấn đấu đến năm 2010, tỷ trọng các ngành trong co cấu kinh tế đạt: nông - lâm - ngư nghiệp 15%; công nghiệp - xây dựng 53%; dịch vụ 32%. Đen giai đoạn 2011-2015, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế là: nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản 9%; công nghiệp - xây dựng là 56%, dịhc vụ là 35%. Giai đoạn 2016-2020, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế là: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6%; công nghiệp - xây dựng là 56%, dịch vụ là 37%.

Neu giữ vững và phát huy tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trong giai đoạn vừa qua thì Bắc Ninh hoàn toàn có thế đạt và vượt

chỉ tiêu này.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bắc ninh thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w