Về von đầutư trực tiếp nước ngoài:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bắc ninh thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 44)

II THỰC TRẠNG ĐẦU TU’ PHÁTTRIỂN KINH TẾ TỈNH BẮC

2.1.1.5. về von đầutư trực tiếp nước ngoài:

Vốn đầu tư trục tiếp nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn vào năm 1997 sau đó giảm liên tục. Cả giai đoạn này vẫn chỉ có một dự án đầu tư của Công ty liên doanh kính nối Việt Nhật thực hiện (đâ được cấp phép năm 1996). Dự án này có ảnh hưởng lớn đến tông mức, cơ cấu vốn đầu tư theo ngành của nền kinh tế

và cơ cấu vốn đầu tư của bản thân ngành công nghiệp, vốn đầu tư trung bình cho một sự án thời kỳ 1997-2000 đạt 47,5 triệu USD/1 dự án. Giai đoạn 1997-

2000 là 3 năm đầu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Bắc Ninh, đúng vào thời điếm suy thoái của dòng vốn FDI, khủng hoảng tiền tệ trong khu vực

bắt đầu tù' ngày 02/7/1997 và tiếp đó là sự suy giảm của nền kinh tế thế giới song Bắc Ninh có được 3 tập đoàn lớn đến đầu tư là: Nippon Sheet Glass - Nhật Bản, ValBoc (Jersey) - Anh và Airliquide - Pháp (Dự án kính nổi Việt - Nhật; dự án Khí công nghiệp Bắc Việt Nam). Trong giai đoạn này có 03 dự án đầu tư được cấp phép với tổng vốn đăng ký là 137.207.000 USD và 01 dự án điều chỉnh, tống vốn đăng ký 903.000 USD. Nâng tống vốn đăng ký giai đoạn này là: 138.110.000 USD.

Từ 2001-2005 thu hút 43 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 195.437.198 USD. Trong đó có 21 lượt dự án điều chỉnh, bố sung vổn đăng ký và ngành nghề, với tổng vốn điều chỉnh 23.018.379 USD.

Từ năm 2006 đến nay, thu hút 89 dự án và 7 chi nhánh - văn phòng đại diện, với tổng vốn đăng ký 1.566.944.992 USD. Trong đó có 66 lượt dự án điều chỉnh, bố sung vốn đăng ký và ngành nghề, với tống vốn điều chỉnh 422.037.700 USD. Riêng 4 tháng đầu năm 2008 đã thu hút 19 dự án cấp mới, với tống vốn đăng ký đạt 1.055.980.000 USD ( dự án thành lập khu công nghiệp IGS của Tập đoàn tài chính IGS- Hàn Quốc, tống vốn đăng ký

70.0. 000 USD; Dự án của Công ty Electronics Samsung 670.000.000 USD

và dự án điều chỉnh của Công ty Kim Xương Trí (Foxconn) 160.000.000 USD).

Luỹ kế FDI từ 1997-đến tháng 4 năm 2008: Bắc Ninh có 131 dự án và 10 chi nhánh - văn phòng đại diện còn hiệu lực, với tống vốn đầu tư đăng ký 2.091.0. 000 USD. Trong đó có 88 lượt dự án điều chỉnh, với tổng vốn điều

chỉnh 445.959.079 USD. Tổng vốn đăng ký FDI của Bắc Ninh đứng thứ 6 trong khu vực phía Bắc, sau Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tây và Vĩnh Phúc. Chiếm 1,1% tổng vốn đầu tư đăng ký và 1,2% số dự án của cả nước.

Trong năm 2006, vốn đầu tư trung bình đạt 8,5 triệu USD/dự án cao gần 2 lần của giai đoạn 2001-2005 (5,4 triệu USD/dự án). Năm 2007, đạt 30,3 triệu USD/dự án. Điểm mới trong thu hút đầu tư nước ngoài những năm gần đây là nhiều dự án triến khai có hiệu quả đã tăng vốn đăng ký, mở rộng quy mô sản xuất. Vốn bình quân của các dự án tăng thêm cũng cao hơn nhiều so với các dự án cấp mới. Điều này thể hiện các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn hoạt động hiệu quả và đã tăng vốn một cách đáng kế nhằm mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu của thị trường.

So với các tỉnh trong khu vục như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hưng Yên thì việc thu hút cho dự án mới về đầu tư nước ngoài của tỉnh còn hạn chế do tỉnh chưa xây dựng được danh mục dự án đầu tư phù hợp, mang tính chủ quan; công tác xúc tiến đầu tư chưa được quan tâm thích đáng và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh.

Qua phân tích về thực trạng các nguồn vốn đầu tư phát triển có thế rút ra một số vấn đề quan trọng sau:

Thứ nhất, Tổng vốn đầu tư toàn xã hội theo giá năm 1994 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giảm liên tục qua các năm 1997-1999, nhung đến năm 2000 đã tăng so với năm 1999 nhưng chỉ bằng 87,1% so với năm 1997. Từ năm 2001- 2007 tổng vốn đầu tư liên tục tăng cao điều này thể hiện trong kế hoạch phát triến kinh tế - xã hội hàng năm đã xác định được các nguồn vốn và tống vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn, nhưng mặt khác còn thế hiện việc chưa đánh giá đúng mức vai trò quan trọng của đầu tư đối với phát triển kinh tế, trình độ cán bộ làm công tác kế hoạch, quản lý đầu tư bất cập.

Đặc biệt nguồn vốn phản ánh nội lực của nền kinh tế tỉnh có sự tăng liên tục qua các năm, đó là vốn ngoài quốc doanh. Do thu không đủ chi nên vốn đầu tư của ngân sách địa phưong cũng chỉ là khoản trợ cấp của Trung ưong và

khoản vốn do thực hiện các dự án bán quỹ đất tạo vốn, vốn tín dụng Nhà nước. Do vậy các nguồn vốn huy động từ bên ngoài còn bấp bênh, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triến kinh tế của tỉnh.

Đe nguồn ngân sách tỉnh thế hiện vai trò là nguồn vốn nội lực, cần đảm bảo cân đối thu chi ngân sách. Đây là một yêu cầu cấp bách hiện nay đối với tỉnh Bắc Ninh.

Thứ hai, do tống vốn đầu tư toàn xã hội và tống sản phâm trong tỉnh nhỏ,

nên chỉ một dự án đầu tư lớn cũng ảnh hưởng nhiều đến các chỉ số kinh tế vĩ mô của tỉnh và làm cho việc phân tích xu hướng đầu tư phát triển trở nên khó khăn hơn. Ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 1997-2000 chỉ một dự án đầu tư như dự án kinh doanh kính nối Việt - Nhật, năm 2006 tập đoàn Canon của Nhật Bản, tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đã tạo ra biến đối lớn của tổng vốn đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP và hệ số ICOR. Dự án trạm bơm Tân Chi đã làm thay đối nhiều von đầu tư của ngân sách Nhà nước, làm cho nguồn

này tăng giảm thất thường. Dự án sản xuất vật liệu chịu lửa kiềm tính đã làm cho vốn tín dụng Nhà nước tăng cao trong năm 1999,2000. Các dự án lớn này

làm thay đổi thất thường các nguồn vốn chính là vốn thu hút bên ngoài. Từ đó

cho thấy, tỉnh thiếu một chương trình, chiến lược thu hút vốn, huy động vốn từ bên ngoài nhằm duy trì ổn định và tăng vốn đầu tư. Do vậy, bên cạnh thu hút vốn đầu tư của các dự án lớn, cần huy động vốn, khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhở đế giải quyết mục tiêu tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh bắc ninh thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w