Về cơ cấu đội ngũ giáoviên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm bồi dưỡng chính cấp huyện tỉnh bắc ninh (Trang 55)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Về cơ cấu đội ngũ giáoviên

Căn cứ vào thực lực của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể của các địa phương và kế hoạch chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các cấp ủy Đảng, qua từng năm, nhiệm kỳ và nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của cán bộ đảng viên và nhân dân trên địa bàn, từ đó xác định cơ cấu đội ngũ giáo viên, phân bổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lực lượng giáo viên cho phù hợp. Việc nghiên cứu làm rõ thực trạng cơ cấu đội ngũ giáo viên của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần giúp các cấp quản lý có kế hoạch cân đối đội ngũ giáo viên cho phù hợp, khoa học đảm bảo sử dụng có hiệu quả tiềm năng của đội ngũ này, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho mọi giáo viên đều có cơ hội phát triển và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2.2.2.1. Cơ cấu về độ tuổi

Cơ cấu về độ tuổi cũng có liên quan đến chất lượng hoạt động chuyên môn và chiến lược phát triển của các Trung tâm. Thực trạng cơ cấu độ tuổi đội ngũ giáo viên các Trung tâm được thống kê qua bảng 2.5.

Bảng 2.5. Về cơ cấu độ tuổi của đội ngũ giáo viên Năm Độ tuổi 2009 2010 2011 2012 2013 Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Dưới 30 8 7.76 8 7.14 6 5.30 6 4.95 5 3.78 30-40 22 21.35 25 22.32 26 23 27 22.31 29 21.96 41-50 37 35.92 36 32.14 38 33.62 41 33.88 46 34.84 51-55 21 20.38 28 25 32 28.31 36 29.75 41 31.06 56-60 15 14.59 15 13.4 11 9.77 11 9.11 11 8.36 Cộng 103 100 112 100 113 100 121 100 132 100 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2009 2010 2011 2012 2013 Dưới 30 30-40 41-50 51-55 56-60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng kê về độ tuổi của giáo viên cho thấy ở độ tuổi dưới 30 thấp nhất, chiếm 3,78% (năm 2013), đây là lực lượng giáo viên trẻ, có kỹ năng sư phạm, vi tính, ngoại ngữ nhưng hạn chế về kiến thức thực tế.

Số lượng giáo viên tuổi từ 30-40 chiếm tỷ lệ bình quân trong 5 năm qua là trên 20%, đây là độ tuổi đang sung sức, lực lượng này có kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy, có điều kiện đi thực tế, cập nhật kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ giảng dạy. Số lượng giáo viên ở độ tuổi này qua các năm tương đối ổn định (21-22%).

Số lượng giáo viên ở độ tuổi 41-55 chiếm tỷ lệ cao, bình quân trên 60% (65,9% năm 2013) đây là lực lượng giáo viên có kiến thức thực tiến phong phú, được trang bị trình độ lý luận chính trị cơ bản, vững vàng (từ trung cấp trở lên đến cao cấp, cử nhân) đang giữ các chức vụ chủ chốt ở các Ban, ngành, đoàn thể, rất thuận lợi cho việc tham gia giảng dạy các chuyên đề, các lớp bồi dưỡng tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị với chất lượng cao.

Số lượng giáo viên có độ tuổi từ 56-60 chiếm tỷ lệ thấp chưa đến 10%, đây là lực lượng giáo viên bao gồm những đồng chí đang giữ những chức cụ quan trong ở địa phương (cấp Huyện) có thâm niên công tác cao, có trình độ năng lực truyền thụ kiến thức, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng độ ngũ giáo viên, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị. Tuy vậy, đội ngũ này thường bận nhiều công việc, hạn chế về công nghệ thông tin nên ngại soạn giáo án khi giảng bài.

2.2.2.2. Cơ cấu giới tính của giáo viên

Bảng 2.6. Về cơ cấu giới tính của giáo viên

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Số lượng giáo viên 103 112 113 121 132

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tỷ lệ 7,76% 8,03% 8,92% 8,26% 8,33% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2009 2010 2011 2012 2013 Nữ (%) Nam (%)

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu giới tính của giáo viên

Tỷ lệ giáo viên nữ thấp, chưa được 9% qua các năm. Nó phản ánh đúng thực trạng về cơ cấu cán bộ nữ hiện nay tại các địa phương. Các cấp ủy Đảng cần quan tâm hơn nữa đến bồi dưỡng, phát triển cán bộ nữ.

2.3. Về chất lƣợng đội ngũ giáo viên

Chất lượng đào tạo bồi dưỡng luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chất lượng của đội ngũ giáo viên, chất lượng đội ngũ giáo viên được khẳng định qua trình độ đào tạo về chuyên môn giảng dạy trình độ nghiệp vụ sư phạm, trình độ về các tri thức kỹ năng bổ trợ về: tin học, ngoại ngữ, văn hóa, xã hội... Kết quả giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị của người giảng viên là tiền đề tạo ra uy tín của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị đối với hệ thống chính trị của địa phương và xã hội.

2.3.1. Trình độ đào tạo của giáo viên

Trình độ đào tạo của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dạy nói riêng và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm nói chung. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng thì trước hết phải quan tâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị.

Thực trạng đội ngũ giáo viên của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị được thống kê 5 năm trở lại đây như sau:

Bảng 2.7. Thống kê trình độ đào tạo giáo viên từ 2009-2013 Năm Trình độ 2009 2010 2011 2012 2013 Tiến sỹ 0 1 1 1 1 Thạc sỹ 11 11 15 16 16 Đại học 101 99 96 103 114 Cao đẳng 1 1 1 1 1 Cộng 103 112 113 121 132 0 20 40 60 80 100 120 2009 2010 2011 2012 2013 Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng

Biểu đồ 2.5: Trình độ đào tạo giáo viên từ 2009-2013

Bảng 2.8. Trình độ đào tạo lý luận chính trị cho giáo viêntừ 2009-2013 Năm

TĐ LLCT

2009 2010 2011 2012 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cao cấp 74 83 87 92 103 Trung cấp 14 12 9 10 10 Cộng 103 112 113 121 132 0 20 40 60 80 100 120 2009 2010 2011 2012 2013 Cử nhân Cao cấp Trung cấp

Biểu đồ 2.6: Trình độ đào tạo lý luận chính trị cho giáo viên từ 2009-2013 2.3.2. Về năng lực chuyên môn

Trình độ năng lực nghiệp vụ sư phạm: Hiện nay hầu hết các giáo viên giảng dạy ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị chưa có nghiệp vụ sư phạm (25/132 - năm 2013) do vậy rất hạn chế trong việc soạn giảng và truyền thụ kiến thức cũng như hiểu và áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp cho từng lớp học.

Trình độ tin học: khoảng 70% số giáo viên giảng dạy tại các Trung tâm có chứng chỉ tin học A-B văn phòng, nhưng số giảng viên tuổi cao thì việc soạn bài theo giáo án điện tử là khó khăn.

Trình độ ngoại ngữ: 100% giáo viên có chứng chỉ A Tiếng Anh, 30% giáo viên có chứng chỉ B Tiếng Anh nhưng trình độ A - B thực chất của đội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngũ giáo viên Trung tâm để áp dụng cho việc tham khảo tài liệu, nghiên cứu khoa học ở mức độ yếu.

Giáo viên có trình độ nghiệp vụ sư phạm

Giáo viên chưa có trình độ nghiệp vụ sư phạm

Biểu đồ 2.7: Trình độ nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên (%) 2.3.3. Về thái độ nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên đại bộ phận đều tâm huyết với nghề mình đảm nhiệm. Nói chung họ đều có phẩm chất tốt, cần cù, chịu khó, có ý thức phấn đấu, tinh thần trách nhiệm và thực hiện tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng giờ giảng. Đại đa số giáo viên đến chấp hành tốt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước các quy định, quy chế của Trung tâm đề ra.

Mặt khác, đội ngũ giáo viên có tác động ảnh hưởng tới học viên không chỉ bằng truyền thống kiến thức lý luận và gắn liền với thực tiến mà còn tác động ảnh hưởng từ phẩm chất, nhân cách, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tác phong, quan hệ ứng xử của giảng viên với học viên, với xã hội.

Để đánh giá phẩm chất đạo đức chính trị của người giáo viên đó là lòng nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp ,nhiệt tình truyền thụ kiến thức, hướng dẫn học viên học tập và nghiên cứu khoa học, khách quan, công bằng, chính xác trong đánh giá kết quả học tập của học viên.

20%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bên cạnh đó còn có số ít giáo viên chưa thực sự yên tâm với nghề, chưa thực sự đầu tư công sức để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và đi sâu sát cơ sở củng cố kiến thức thực tiễn, chủ yếu nguyên nhân do thu nhập không đủ đáp ứng sinh hoạt của giáo viên. Điều này đã gây tâm lý không tốt đối với đại bộ phận giáo viên không đảm nhận chức vụ, hình thành tư tưởng dạy cho xong. Đây cũng là vấn cần đề quan tâm của nhà quản lý đối với đội ngũ giáo viên này.

2.4. Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên của Trung tâm bồi dƣỡng chính trị cấp huyện tỉnh Bắc Ninh dƣỡng chính trị cấp huyện tỉnh Bắc Ninh

Với nhiệm vụ của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện là tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp nguồn nhân lực cho cấp cơ sở xã phường nhằm trang bị cho họ cơ sở lý luận cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho công tác xây dựng Đảng, Chính quyền, Đoàn thể... của hệ thống chính trị của địa phương. Để hoàn thiện tốt được nhiệm vụ chính trị này, Trung tâm bồi dưỡng chính trị phải truyền dạy, quản lý đội ngũ giáo viên chuyên trách, kiêm chức đủ về mặt số lượng và có chất lượng cao; làm được điều trên chúng ta thực sự nhìn nhận khách quan những việc đã làm được và chưa làm được đối với đội ngũ giáo viên theo hướng tích cực.

2.4.1. Về công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

Trên cơ sở tiến hành khảo sát thực tế của 32 cán bộ quản lý Trung tâm và cán bộ chủ chốt cấp huyện thì 32/32 phiếu hỏi khảo sát đều đánh giá công tác quy hoạch và phát triển đội ngũ giáo viên của Trung tâm là đúng đắn và mang tính chiến lược. Nhưng thực tế tác giả luận văn nhận thấy rằng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thứ nhất là tỷ lệ giữa giáo viên chuyên trách và giáo viên kiêm chức là chưa phù hợp mà ĐNGV kiêm chức chiếm trên 80%. Chính điều này đã dẫn đến việc chủ động xây dựng kế hoạch bố trí giảng dạy cho giáo viên là rất khó khăn.

- Thứ hai là đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị không ổn định và thường xuyên có sự xáo trộn do sự bố trí, điều động của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể đồng thời lại không gia tăng được về số lượng giáo viên. Như vậy, dẫn đến tình trạng có giáo viên phải lên lớp bất đắc dĩ không có nghiệp vụ sư phạm, hạn chế về mặt chuyên môn.

Vì vậy, theo tác giả luận văn, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh Bắc Ninh chưa có chiến lược lâu dài cho việc quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên. Đây là vấn đề cần phải được khắc phục.

Bảng 2.9: Thâm niên giảng dạy bình quân của giáo viên các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị thời điểm năm 2013

Đơn vị Thâm niên giảng dạy bình quân của giáo viên(%)

TP. Bắc Ninh 10 Tiên Du 0 Từ Sơn 18 Quế Võ 7 Yên Phong 8.6 Thuận Thành 12.7 Gia Bình 7 Lương Tài 6.7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 TP Bắc Ninh

Tiên DuTừ Sơn Quế Võ Yên

Phong Thuận Thành Gia Bình Lương Tài

Biểu đồ 2.8: Thâm niên giảng dạy bình quân của giáo viên Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh Bắc Ninh

Để được hưởng thâm niên giảng dạy thì mỗi giáo viên ít nhất phải trực tiếp giảng dạy từ 5 năm trở lên. Nhìn vào bảng và biểu đồ 2.10, chúng ta thấy một thực trạng là bình quân số năm hưởng thâm niên của các giáo viên ở các Trung tâm là rất thấp ,chỉ :8,7 (%)-năm , đặc biệt có Trung tâm không có giáo viên nào đủ tiêu chuẩn để hưởng thâm niên giáo viên,dù là thấp nhất (5%) .Đây là kết quả của việc bố trí, sử dụng ĐNGV trong những năm qua ở các Trung tâm BDCT,nó có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng ĐNGV, cũng như chất lượng đào tạo ,bồi dưỡng của các Trung tâm BDCT cấp huyện tỉnh Bắc ninh.

2.4.2. Công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

2.4.2.1. Về tuyển chọn giáo viên

Qua khảo sát ý kiến cán bộ chủ chốt, tuyển dụng và điều động bố trí cán bộ là việc làm quan trọng nhằm làm tăng cường cho đội ngũ đảm bảo về số lượng, có cơ cấu hợp lý đồng thời tạo động lực kích thích tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giảng viên, là điều kiện để duy trì chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với công tác tuyển dụng: Căn cứ vào tình hình thực tế và chỉ tiêu biên chế của Trung tâm để xác định nhu cầu tuyển dụng. Đối tượng tuyển dụng từ nhiều nguồn như: giáo viên, giảng viên ở các Trường THPT, THCN, CĐ, ĐH, sinh viên tốt nghiệp ở các trường Đại học, có thành tích rèn luyện tốt, có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp. Quá trình tuyển dụng được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, từ thông báo rộng rãi, tiếp nhận hồ sơ, sơ tuyển trình các cấp lãnh đạo xem xét, thông qua Hội đồng thi tuyển cấp Tỉnh. Khi trúng tuyển sẽ có Quyết định tuyển dụng của cấp có thẩm quyền và bổ sung vào biên chế của Trung tâm.

Bên cạnh việc làm đúng đắn của công tác tuyển chọn giảng viên của các cấp quản lý, vẫn còn tồn tại trong việc tuyển dụng là: tuyển giáo viên không đúng chuyên ngành, điều động cán bộ chưa có lý luận chính trị, nghiệp vụ sư phạm làm giáo viên.

2.4.2.2. Về đào tạo giáo viên

Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền nhiều Trung tâm bồi dưỡng chính trị đã mạnh dạn tham mưu cho cấp ủy, tạo điều kiện thuận lợi để cử cán bộ giảng viên đi học tập nâng cao trình độ. Mặt khác, khuyến khích cán bộ giảng viên vừa tích cực tham gia công tác, vừa chủ động học tập tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị.

Công tác đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên trong 5 năm qua được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.10: Thống kê số lƣợng giáo viên đƣợc đào tạo hàng năm Trình độ Năm Nghiên cứu sinh Cao học Cao cấp chính trị Cử nhân chính trị Trung cấp chính trị 2009 1 1 17 2 3 2010 0 2 8 1 0 2011 0 1 6 2 0 2012 0 2 9 0 0 2013 0 1 12 0 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cộng 1 7 52 5 3 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 2009 2010 2011 2012 2013

Nghiên cứu sinh Cao học

Cao cấp chính trị Cử nhân chính trị Trung cấp chính trị

Biểu đồ 2.9: Số lượng giáo viên được đào tạo hàng năm

Từ số liệu thống kê trên cho thấy công tác đào tạo nâng cao trình độ đối với đội ngũ giảng viên ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị chưa thực sự được

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm bồi dưỡng chính cấp huyện tỉnh bắc ninh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)