Các nội dung phát triển đôi ngũ giáoviên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm bồi dưỡng chính cấp huyện tỉnh bắc ninh (Trang 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3.Các nội dung phát triển đôi ngũ giáoviên

1.4.3.1. Quy hoạch đội ngũ giáo viên

Theo Từ điển Tiếng Việt “Quy hoạch là sự bố trí, sắp xếp toàn bộ theo một quy trình hợp lý trong từng thời gian làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn" .

Đây là nội dung trọng yếu trong phát triển đội ngũ giáo viên ở một Trung tâm BDCT. Để đảm bảo cho nội dung quản lý này đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của một cơ sở giáo dục, những nguời lãnh đạo Trung tâm phải chủ động tích cực nắm tình hình đội ngũ, xác định rõ hiện trạng đội ngũ, dự bào số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên trong từng thời điểm, trong từng giai đoạn. Trên cơ sở đó, dự kiến các yêu cầu về đội ngũ ở từng thời điểm để có các biện pháp hoàn thiện kịp thời, duy trì sự ổn định và cân bằng của đội ngũ giáo viên của Trung tâm mình.

Đồng thời làm tốt công tác vận động để mọi cấp, mọi ngành có nhận thức đúng và tích cực, chủ động, đồng thuận trong xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của Trung tâm. Vai trò của quy hoạch là rất lớn. Quy hoạch sẽ định hướng cho việc tuyển chọn và sử dụng, đào tạo, bòi dưỡng đội ngũ giáo viên. Do đó, quy hoạch bao giờ cũng gắn với tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên. Quy hoạch giúp cho người lãnh đạo có ý thức thường xuyên rà soát, có kế hoạch hoàn thiện đội ngũ giáo viên của Trung tâm. Song quy hoạch cũng phải bám sát yêu cầu nhiệm vụ được giao. Vì thế, quy hoạch cũng có sự linh hoạt, có sự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và khả năng của Trung tâm. Để triển khai quy hoạch, cần có các kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, thời điểm để tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ Trung tâm được giao.

1.4.3.2. Tuyển chọn giáo viên

Quản lý phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên trước hết cần chú ý tới các bước tuyển mộ và lựa chọn. Tuyển mộ là một thu hút những người có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 28

khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn xin việc, còn lựa chọn là quyết định xem trong số các ứng viên ấy ai là người hội đủ các tiêu chuẩn để làm việc.

Từ cách hiểu trên ta có thể suy luận tuyển chọn giáo viên bao gồm hai bước:

- Tuyển mộ giáo viên là một tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn xin làm việc tại các Trung tâm. Hiện nay, việc tuyển mộ giáo viên cho các trường học cũng như các trung tâm BDCT được thực hiện theo các hướng: tuyển giáo viên tốt nghiệp từ các trường đại học, hoặc tuyển từ dạng tự do những người chưa có việc làm hoặc xin chuyển từ các địa phương khác tới.

- Lựa chọn giáo viên là quá trình xem xét, lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn làm giáo viên, các tiêu chuẩn này căn cứ vào Luật Giáo dục, Pháp lệnh công chức và nhu cầu sử dụng của trung tâm BDCT

Thực tế cho thấy, hiệu quả của việc tuyển chọn giáo viên phụ thuộc vào tính khách quan của các khâu tuyển dụng.

Đây là các hình thức phổ biến có tác dụng phát huy năng lực cá nhân. Đánh giá cần phải có định hướng, có tiêu chí thống nhất, có mục tiêu xác định, thống nhất mục tiêu cá nhân với mục tiêu của nhóm của tập thể.

1.4.3.3. Sử dụng giáo viên

Sử dụng đội ngũ giáo viên là sắp xếp, bố trí, giao nhiệm vụ, đề bạt, bổ nhiệm giáo viên gắn với chức danh cụ thể, nhằm phát huy khả năng hiện có của ĐNGV để vừa hoàn thành được mục tiêu của tổ chức và tạo ra sự đồng thuận trong cơ quan đơn vị.

Sử dụng là bước tiếp theo sau của tuyển chọn giáo viên. Khái niệm sử dụng được hiểu theo nghĩa rộng bao hàm cả sử dụng (bổ nhiệm) trong cả hiện tại và dự định giai đoạn tiếp theo (điều động, thăng chức, thời gian sử dụng và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29

phát triển tiếp theo), gắn với các thành tố khác như tuyển chọn, bồi dưỡng và tạo môi trường phát triển (chính sách, chế độ đãi ngộ).

1.4.3.4. Bồi dưỡng giáo viên

Bồi dưỡng theo nghĩa chung nhất là làm tăng thêm trình độ hiện có của giáo viên với nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Tác giả Nguyễn Minh Đường cho rằng: “Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng, còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ”. Hoặc “Bồi dưỡng là bồi bổ, làm tăng thêm trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để làm tốt hơn việc đang làm”. [14, tr.13]

Với ý nghĩa đó, bồi dưỡng giáo viên Trung tâm BDCT là quá trình tác động tổ chức tạo cơ hội cho tập thể giáo viên để họ được cập nhật, bổ sung kiến thức, năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục và đào tạo ơ trung tâm BDCT qua các giai đoạn khác nhau.

Các hình thức bồi dưỡng giáo viên gồm có: tập trung, không tập trung, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chu kỳ, tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm, hội thảo, thăm quan, đi thực tế và quan trọng nhất là tự bồi dưỡng, thường xuyên tham gia nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục.

Nội dung bồi dưỡng GV hết sức phong phú bao gồm: bồi dưỡng năng lực sư phạm; bồi dưỡng cập nhật kiến thức về nội dung chương trình, sách giáo khoa mới; bồi dưỡng các kiến thức hỗ trợ, triết học, tin học, ngoại ngữ, môi trường…

Bồi dưỡng giáo viên là hoạt động quan trọng, Trung tâm có phát triển hay không trước hết nhìn ở tiềm lực phát triển của chính đội ngũ giáo viên.

1.4.3.5. Kiểm tra, đánh giá giáo viên

Kiểm tra là một nội dung quan trọng trong quản lý phát triển đội ngũ giáo viên. Kiểm tra gắn chặt với đánh giá. Đánh giá là xác nhận việc thực hiện các mục tiêu và tiêu chuẩn của tổ chức, thông qua các tiêu chí ghi nhận và hỗ trợ. Kích thích, động viên, cán bộ giáo viên. Đặc trưng của của bước này liên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30

quan đến khen thưởng, thuyên chuyển, cải tiến cơ cấu tổ chức, cung cấp phản hồi …Trong thực tế có nhiều cách thức kiểm tra đánh giá, điều quan trọng là quá trình kiểm tra đánh giá đảm bảo tính công bằng, dân chủ làm cho đối tượng được kiểm tra cảm thấy tin tưởng và nhiệt tình trong công việc.

Có nhiều hình thức đánh giá.

- Cấp trên trực tiếp đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ cấp dưới; - Đồng nghiệp trong nhóm đánh giá lẫn nhau;

- Tự đánh giá. - Đánh giá tổng hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là các hình thức phổ biến có tác dụng phát huy năng lực từng cá nhân và tập thể. Đánh giá cần có tiêu chí, tiêu chuẩn thống nhất và phải đảm bảo tính khách quan, công bằng và dân chủ.

Các phương pháp đánh giá.

Có nhiều phương pháp đánh giá: theo bảng điểm, xếp hạng, đánh giá bằng các sự kiện quan trọng, đánh giá bằng tường thuật, đánh giá theo hành vi, tiến trình công việc.

Các hình thức và phương pháp đánh giá đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, người quản lý phải biết vận dụng linh hoạt, phối hợp các hình thức và phương pháp đánh giá vào những tình huống cụ thể.

Đánh giá mức độ hoàn thành công việc là căn cứ vào công việc chứ không quy kết về nhân cách, vào các mối quan hệ, mục đích đánh giá là giúp giáo viên thấy được điểm mạnh, điểm yếu từ đó tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục.

1.4.3.6. Đảm bảo chế độ đãi ngộ của giáo viên

Một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý các nhà trường theo Harold Koont, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich: Mục tiêu của nhà quản lý là hình thành một môi trường mà con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31

Với tư cách thực tế thì quản lý là một nghệ thuật, còn với tri thức thì quản lý là một khoa học. Vì vậy để quản lý tốt và có hiệu quả trong sử dụng đội ngũ giáo viên, các nhà quản lý giáo dục phải tạo ra được môi trường đoàn kết, dân chủ thuận lợi cho sự phát triển.

Đãi ngộ liên quan đến các quyết định về lương, phúc lợi xã hội, khen thưởng. Các chế độ đãi ngộ là một bộ phận quan trọng trong công tác quản lý đội ngũ, bởi lẽ nó quyết định động cơ, sự nhiệt tình và gắn bó của họ với công việc mà nếu không có các yếu tố đó thì đơn vị giáo dục sẽ không thể hoàn thành được công việc cho dù đã lựa chọn đúng. Trong bối cảnh hiện nay, thách thức lớn nhất trong lĩnh vực quản lý là cải thiện chế độ tiền lương, các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công chức và giáo viên của các Trung tâm BDCT cấp huyện tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên tác nghiệp với trách nhiệm và lương tâm nhà giáo.

1.5. Những yếu tốt ảnh hƣởng đến công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên

1.5.1. Chủ trương, nhu cầu phát triển giáo viên của Đảng và Nhà nước

Công việc quản lý đều xuất phát từ các chủ trương, văn bản của Đảng và Nhà nước và những quy định cụ thể của ngành. Mục tiêu và yêu cầu của giáo dục ngày càng cao thì nhu cầu với giáo viên cũng cao hơn và nhu cầu về số lượng, chất lượng giáo viên cũng phụ thuộc vào chủ trương, mục tiêu giáo dục. Vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên cần có bổ xung đầy đủ về cơ cấu và nhất là về chất lượng đội ngũ. Có kế hoạch bổ xung lực lượng bù đắp vào giáo viên sẽ nghỉ hưu, số giáo viên nghỉ do nhu cầu của cá nhân.

Vấn đề đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa, giáo trình, cũng ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Do chương trình sách giáo khoa, giáo trình đổi mới nên người giáo viên cần phải được bồi dưỡng để đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục. Công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên phải luôn quan tâm bồi dưỡng để họ nắm bắt được các chủ trương, nội dung sách giáo khoa, giáo trình mới. Giáo viên không nắm chắc các nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32

trên sẽ tụt hậu và không đáp ứng được nhu cầu giáo dục. Đội ngũ giáo viên được đào tạo đa dạng nên một số giáo viên gặp khó khăn trong việc dạy chương trình sách giáo khoa, giáo trình mới. Vì thế, công tác phát triển đội ngũ giáo viên cần có giải pháp để bồi dưỡng, bố trí hợp lý và thực hiện giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi hợp lý với từng đối tượng.

1.5.2. Các cơ chế, chính sách quản lý

Cơ chế quan lý và các chính sách đối với đội ngũ giáo viên có tác dụng không nhỏ đến phát triển đội ngũ giáo viên. Từ các chính sách sẽ tạo ra động cơ, thái độ, ý thức làm việc của giáo viên. Các chính sách phải phù hợp, công bằng, có khuyến khích động viên khả năng làm việc của mỗi giáo viên. Chính sách không phù hợp khó đạt chất lượng và hiệu quả trong công tác, cùng với chính sách, việc sử dụng đội ngũ giáo viên, bao gồm sự phân công, bố trí, phân nhiệm cũng là yếu tố quan trọng. Nếu phân công đúng người, đúng việc chắc chắn hiệu quả công tác sẽ cao, phân công không đúng người, đúng việc hiệu quả công việc sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, trong thực tế thì tâm lý giáo viên không muốn nhận công việc khó, cho nên người quản lý cần phải dựa trên những nguyên tắc phân công nhất định, kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể theo phương châm vì mục đích chung, đảm bảo thân ái, công bằng, tôn trọng và tạo điều kiện có thể được cho mỗi cá nhân để tạo bầu không khí tốt đẹp cùng thực hiện công việc được giao. Nếu thực hiện công tác không tốt các chính sách, không đúng, sử dụng giáo viên không hợp lý sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển đội ngũ giáo viên.

1.5.3. Điều kiện, môi trường làm việc

Đây là yếu tố có tác động đến ý thức của mỗi con người, điều kiện làm việc có ảnh hưởng nhất định đến quá trình, hiệu quả công tác của giáo viên. Cơ sở vật chất Nhà trường, tài liệu, đồ dùng giảng dạy có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc của giáo viên, của Nhà trường. Các điều kiện kinh tế địa phương, điều kiện sống của giáo viên cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33

phát triển đội ngũ. Hiện nay, với nền kinh tế thị trường bao gồm nhiều thành phần kinh tế, một số hiện tượng xã hội tiêu cực nảy sinh và phát triển cũng có ảnh hưởng đến trường học, ảnh hưởng đến giáo viên. Công tác phát triển đội ngũ giáo viên cần quan tâm đến những vấn đề này.

1.5.4. Công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển đội ngũ giáo viên. Đào tạo và bồi dưỡng là hai vấn đề vừa cấp bách, vừa có tính lâu dài, liên quan trực tiếp đến chất lượng đội ngũ giáo viên. Giáo viên cần được bồi dưỡng, cập nhất kiến thức thường xuyên mới có thể đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục. Bồi dưỡng kịp thời sẽ tránh được lạc hậu về tri thức, lỗi thời trong giảng dạy, phải bồi dưỡng thường xuyên cho phù hợp với sự thay đổi về nội dung, phương pháp trong giáo dục đào tạo. Như vậy, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên là công việc có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Người quản lý cần quan tâm công tác này được tiến hành thường xuyên và có hiệu quả.

1.5.5. Việc sử dụng và đánh giá đội ngũ giáo viên

Việc sủ dụng, đánh giá giáo viên tác động mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm và động lực làm việc của giáo viên. Đánh giá đúng năng lực, phẩm chất, trình độ, kết quả công tác của mỗi giáo viên để có căn cứ, bố trí, sử dụng bồi dưỡng giáo viên một cách hợp lý, đánh giá là động lực quan trọng để giáo viên phấn đấu, tự giác làm việc đạt hiệu quả cao. Đánh giá không đúng, thiếu công bằng, thiếu khách quan sẽ gây ức chế trong công tác, thậm chí còn gây mất đoàn kết nội bộ trong Nhà trường. Vì vậy, trong công tác quản lý không thể xem nhẹ công tác này.

Sử dụng đội ngũ giáo viên bao gồm việc bố trí, phân công, phân nhiệm, thực hiện chế độ chính sách và tạo môi trường làm việc cho giáo viên. Về nguyên tắc, vị trí làm việc và công việc của mỗi giáo viên đã được quy định trong nhiệm vụ của giáo viên, tuy nhiên trong thực tế mỗi người đều có hoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 34

cảnh và điều kiện khác nhau, cho nên việc bố trí hợp lý công tác phù hợp với điều kiện của mỗi giáo viên là rất cần thiết. Khi phân công công việc cần dựa trên khả năng và điều kiện của mỗi giáo viên, cố gắng đảm bảo phù hợp giữa mục đích chung và điều kiện riêng của mỗi cá nhân.

1.5.6. Đặc điểm của từng địa phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các đặc điểm của địa phương như mức độ phát triển kinh tế - xã hội, phong cách của người quản lý, các cơ chế, chính sách của các đơn vị cụ thể, điều kiện sống, điều kiện làm việc của mỗi giáo viên, … đều có ảnh hưởng đến công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên của Trung tâm BDCT cấp huyện. Nếu địa phương có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thì việc thực thi các

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm bồi dưỡng chính cấp huyện tỉnh bắc ninh (Trang 37)