Công tác tuyển chọn, đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ giáoviên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm bồi dưỡng chính cấp huyện tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 68)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Công tác tuyển chọn, đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ giáoviên

2.4.2.1. Về tuyển chọn giáo viên

Qua khảo sát ý kiến cán bộ chủ chốt, tuyển dụng và điều động bố trí cán bộ là việc làm quan trọng nhằm làm tăng cường cho đội ngũ đảm bảo về số lượng, có cơ cấu hợp lý đồng thời tạo động lực kích thích tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giảng viên, là điều kiện để duy trì chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với công tác tuyển dụng: Căn cứ vào tình hình thực tế và chỉ tiêu biên chế của Trung tâm để xác định nhu cầu tuyển dụng. Đối tượng tuyển dụng từ nhiều nguồn như: giáo viên, giảng viên ở các Trường THPT, THCN, CĐ, ĐH, sinh viên tốt nghiệp ở các trường Đại học, có thành tích rèn luyện tốt, có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp. Quá trình tuyển dụng được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, từ thông báo rộng rãi, tiếp nhận hồ sơ, sơ tuyển trình các cấp lãnh đạo xem xét, thông qua Hội đồng thi tuyển cấp Tỉnh. Khi trúng tuyển sẽ có Quyết định tuyển dụng của cấp có thẩm quyền và bổ sung vào biên chế của Trung tâm.

Bên cạnh việc làm đúng đắn của công tác tuyển chọn giảng viên của các cấp quản lý, vẫn còn tồn tại trong việc tuyển dụng là: tuyển giáo viên không đúng chuyên ngành, điều động cán bộ chưa có lý luận chính trị, nghiệp vụ sư phạm làm giáo viên.

2.4.2.2. Về đào tạo giáo viên

Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền nhiều Trung tâm bồi dưỡng chính trị đã mạnh dạn tham mưu cho cấp ủy, tạo điều kiện thuận lợi để cử cán bộ giảng viên đi học tập nâng cao trình độ. Mặt khác, khuyến khích cán bộ giảng viên vừa tích cực tham gia công tác, vừa chủ động học tập tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị.

Công tác đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên trong 5 năm qua được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.10: Thống kê số lƣợng giáo viên đƣợc đào tạo hàng năm Trình độ Năm Nghiên cứu sinh Cao học Cao cấp chính trị Cử nhân chính trị Trung cấp chính trị 2009 1 1 17 2 3 2010 0 2 8 1 0 2011 0 1 6 2 0 2012 0 2 9 0 0 2013 0 1 12 0 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cộng 1 7 52 5 3 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 2009 2010 2011 2012 2013

Nghiên cứu sinh Cao học

Cao cấp chính trị Cử nhân chính trị Trung cấp chính trị

Biểu đồ 2.9: Số lượng giáo viên được đào tạo hàng năm

Từ số liệu thống kê trên cho thấy công tác đào tạo nâng cao trình độ đối với đội ngũ giảng viên ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị chưa thực sự được quan tâm sâu sắc, chưa có tác động khuyến khích động viên nhằm giúp đỡ các giảng viên hiểu đầy đủ vai trò trách nhiệm của mình trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, vì mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhu cầu đào tạo đối với đội ngũ giáo viên ở mức độ như hiện nay do các cấp ủy Đảng, lãnh đạo Trung tâm chưa có sự hỗ trợ tích cực trong công tác đào tạo:

+ Khối lượng công việc nhiều, không bố trí được người thay thế.

+ Chế độ lương, phụ cấp chưa được quan tâm đúng mức đối với người đã đạt được mục tiêu trong quá trình học tập.

2.4.2.3. Về bồi dưỡng giáo viên

Song song với công tác đào tạo, việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên cũng được cấp ủy Đảng, Trung tâm quan tâm thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiện như: bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, chính trị, ngoại ngữ, tin học kết quả đã góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên.

- Bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm:

+ Hằng năm các giáo viên của Trung tâm bồi dưỡng chính trị được cử đi dự các lớp tập huấn về nghiệp vụ sư phạm do cấp Tỉnh tổ chức và tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn, tập trung vào nội dung nâng cao kỹ năng chuẩn bị và giảng bài, tiến hành các hình thức giảng bài bằng các công nghệ tiên tiến. Trên cơ sở đó, tiếp tục đổi mới hoàn thiện nội dung bồi dưỡng kiến thức, tăng cường rèn luyện các phương pháp giảng dạy, phong cách, hành vi sư phạm đáp ứng nhiệm vụ yêu cầu của người giáo viên.

+ Thông qua phiếu điều tra khảo sát đội ngũ giáo viên cho thấy rằng hầu hết các ý kiến đều đồng ý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là rất cần thiết: 48,9% , ý kiến cho là cần thiết : 42,5% , còn lại các ý kiến cho rằng không cần thiết: 6,3% .. Có lẽ đây chủ yếu là ý kiến của giáo viên lớn tuổi (55-60) đã có kinh nghiệm giảng dạy hoặc ngại học tập, cũng có thể là của giáo viên trẻ chưa nhận thức được mức độ cần thiết của việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

- Bồi dưỡng kiến thức thực tiễn:

+ Bồi dưỡng kiến thức thực tiễn đã trở thành chủ trương của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và lãnh đạo các Trung tâm bồi dưỡng chính trị. Việc thực hiện bằng nhiều con đường, biện pháp phong phú nhằm giúp cho giảng viên tiếp cận được với các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và cơ sở. Tiếp cận các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm được diễn biến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương, khu vực... nhằm làm cho bài giảng phong phú, sinh động.

Qua khảo sát đội ngũ giáo viên hầu hết các ý kiến cho rằng bồi dưỡng kiến thức thực tế là rất cần thiết là: 82,6%, cấn thiết là 13,2%; 4,2% cho rằng không cần thiết. Tác giả cho rằng có lẽ số ít ý kiến không cần này tập trung vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đội ngũ giảng viên lớp tuổi, công tác lâu năm, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn... nên việc bồi dưỡng kiến thức thực tế là không cần thiết.

- Bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ, tin học

+ Các cấp ủy Đảng đã quan tâm tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên tham gia vào các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho giảng viên. Đội ngũ giáo viên cũng cho thấy rằng việc học ngoại ngữ, tin học rất cần cho bản thân trong việc nghiên cứu và giảng dạy. Chính vì vậy, qua điều tra khảo sát hầu hết các ý kiến cho rằng việc bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học là cần và rất cần chiếm tới 90%, còn lại ý kiến cho rằng chưa cần thiết là 10%.

+ Trình độ tin học sử dụng mang tính phục vụ cho giảng dạy tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị là rất hạn chế trong việc sử dụng để soạn bài. Qua điều tra bằng phiếu hỏi hoặc phỏng vấn trực tiếp giảng viên ở các Trung tâm có tới 37% ý kiến cho rằng là chưa cần và không cần.

2.4.2.4. Về sử dụng đội ngũ giáo viên

Qua 16 phiếu hỏi đối với cán bộ quản lý có tới 12 người cho rằng sử dụng đội ngũ giáo viên phù hợp, đúng người đúng việc, đúng chuyên môn, nên khai thác được tiềm năng thế mạnh của từng giáo viên, hỗ trợ bổ sung giúp cho nhau cùng tiến bộ, hạn chế được nhược điểm, và phát huy được sở trường của đội ngũ giảng viên.

Thực tế trong công tác sử dụng đội ngũ giáo viên ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị còn nhiều vấn đề phải khắc phục, đó là việc sử dụng giáo viên không đúng với chuyên ngành tham gia giảng dạy, sử dụng bố trí giáo viên theo cảm tính chủ quan, theo chức vụ công tác của một số cấp ủy Đảng.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm bồi dưỡng chính cấp huyện tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)