8. Cấu trúc luận văn
2.4.3. Về chế độ đãi ngộ, khuyến khích đối với đội ngũ giáoviên
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước cũng như các cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến chính sách đãi ngộ, thu hút giảng viên học tập nâng cao trình độ như: giáoviên đi học cao học, nghiên cứu sinh đúng chuyên ngành, tình nguyện phục vụ tại cơ quan, địa phương thì được hỗ trợ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
một phần kinh phí đào tạo. Tuy nhiên, các chế độ chi trả lương, phụ cấp, bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập, chưa thực sự khuyến khích đội ngũ giáo viên yên tâm, tận tụy với nghề.
Bảng 2.11: Bình quân thu nhập của cán bộ - giáo viên Trung tâm BDCT
Đơn vị: Đồng VN
Năm 2009 2010 2011 2012 2013
Thu nhập 2.391.925 3.499.913 3.476.503 3.806.262 4.964.129 Với mức lương như hiện nay của cán bộ,giáo viên ở các Trung tâm BDCT cấp huyện là rất khó khăn trong việc duy trì, ổn định cuộc sống bình thường chứ chưa nói đến việc đầu tư cho học tập,nghiên cứu, nâng cao trình độ. Hoàn cảnh sống của cán bộ ,giáo viên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động của các Trung tâm.Vì vậy lãnh đạo các cấp cần phải có sự quan tâm hơn nữa đến các chế độ,chính sách đãi ngộ cho cán bộ,giáo viên các Trung tâm BDCT.
0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 2009 2010 2011 2012 2013
Biểu đồ 2.10: Thu nhập bình quân của cán bộ - giáo viên Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh Bắc Ninh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.4.4. Một số thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
2.4.4.1. Thuận lợi
Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, được thể hiện trong Hiến pháp, Luật giáo dục, các Nghị quyết của Đảng như: Nghị quyết TW2 (khóa VIII); kết luận Nghị quyết TW6 (khóa IX), Nghị quyết TW8 (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục (Nghị quyết số 29-NQ/TW).
Đối với công tác giáo dục lý luận chính trị là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng, Ban Bí thư TW Đảng đã có quyết định: 185-QĐ/TW ngày 03/9/2008 về chức năng nhiệm vụ tổ chức của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; Hướng dẫn số 29-HD/BTC-BTGTW, ngày 27/7/2009 của liên Ban Tổ chức và Ban Tuyên giáo TW.
Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Trung ương Đảng về công tác giáo dục lý luận chính trị, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng như: Kết luận 70-KL/TU ngày 12/5/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo thực hiện chế độ học tậplý luận chính trị trong Đảng theo quy định 54-QĐ/TW của Bộ chính trị đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp Huyện và Ban Tuyên giáo xã, phường, thị trấn". Kết luận 59-KL/TU ngày 29/6/2009 về "Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp Huyện và Ban Tuyên giáo xã phường, thị trấn". Kết luận số 77- KL/TU ngày 09/10/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc "Hỗ trợ vật chất và kinh phí cho Trung tâm học tập cộng đồng". Quyết định số 95-QĐ/TU ngày 29/5/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "thành lập đội ngũ giảng viên kiêm chức của Tỉnh ủy". Kết luận số 60-KL/TU ngày 20/9/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "tăng cường cơ sở vật chất và nguồn lực cho Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp Huyện theo hướng hiện đại, giai đoạn 2012-2020" .
Ban Tổ chức Tỉnh ủy có nhiều văn bản, hướng dẫn các cấp ủy, tổ chức Đảng trong tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về công tác cán bộ, đặc biệt quan tâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ nói chung và cấp xã nói riêng. Ban tổ chức Tỉnh ủy có Công văn số 1168-CV/TC ngày 25/11/2005, hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi đối với giảng viên Trường chính trị Tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hàng năm đều có chương trình công tác chỉ đạo về công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. Hàng năm Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị, giảng viên kiêm chức, Tổ chức tập huấn chương trình giáo dục lý luận chính trị nói chung bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói riêng trong những năm qua đã có tiến bộ rõ rệt, có nền nếp, hiệu quả được thực hiện nghiêm túc theo quy định của Ban Tuyên giáo TW và chỉ đạo của cấp ủy địa phương.
2.4.4.2. Khó khăn
- Chưa có chế độ thu hút, đãi ngộ phù hợp đối với cán bộ giáo viên tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp Huyện.Đặc biệt hiện nay cán bộ,công chức của Trung tâm không được hưởng phụ cấp đối với cơ quan Đảng,đoàn thể (30% lương...) theo thông báo số 13-TB/TW ngày 28/3/2011/của Bộ chính trị. và cũng không được hưởng phụ cấp công vụ theo quyết định số 34/2012/NĐ-CP.
Chính vì vậy, chưa tuyển chọn được những giáo viên giỏi về Trung tâm giảng dạy. Về giáo trình, tài liệu giảng dạy ở một số lớp còn có sự chồng chéo về nội dung, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Giáo án, bài giảng đa số giáo viên có thói quen soạn giáo án theo kiểu sao chép, tóm tắt giáo trình... Đồng thời giáo viên quen thực hiện dạy theo lối thuyết trình truyền thống, tác động một chiều từ người dạy đến người học làm hạn chế tư duy của người học.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị thường không ổn định, do vậy ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ bồi dưỡng nghiệp vụ cho giảng viên, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng, nhất là bồi dưỡng nâng cao kiến thức thực tế, cung cấp tài liệu, thông tin cho giảng viên còn nhiều bất cập, chưa thực sự khuyến khích và tạo thuận lợi cho đội ngũ giảng viên của Trung tâm bồi dưỡng chính trị.
Một số chế độ quy định ban hành đến nay không còn phù hợp như: chế độ thanh toán phụ cấp giảng bài, vượt giờ, thanh toán công tác phí... vẫn chưa được sửa đổi phù hợp với thực tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kết luận chƣơng 2
Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giảáo viên của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp Huyện tỉnh Bắc Ninh, tôi nhận thấy rằng:
- Số lượng giáo viên tương đối đủ, nhưng không ổn định, đặc biệt là đội ngũ giáo viên kiêm chức do điều động, luân chuyển để thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy giao.
- Công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên đã thu được những kết quả quan trọng đó là công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tuyển chọn đào tạo và bồi dưỡng, chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên, tuy nhiên số lượng giáo viên có trình độ chuyên môn Thạc sĩ, Tiến sĩ còn rất hạn chế.
- Cơ chế quản lý, chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc, cơ sở vật chất của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị đã được cải thiện nhiều, song vẫn còn nhiều bất cập.
Vì vậy việc tìm các giải pháp quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên của Trung tâm bồi dưỡng chính trị tỉnh Bắc Ninh là vấn đề quan trọng có tính chiến lược đối với sự phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG TÂM BỒI DƢỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN CỦA TỈNH BẮC NINH
3.1. Định hƣớng phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm BDCT
Công tác giáo dục lý luận chính trị có vai trò hết sức quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Đảng ta chỉ rõ: "Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, đảng viên. Việc học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị được thực hiện gắn với tiêu chuẩn cán bộ, đảng viên ở các cấp các ngành trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, kết quả học tập lý luận chính trị là một trong những tiêu chuẩn đề xem xét, đánh giá sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đánh giá tư cách đảng viên và tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh".
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng phải tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng để lý luận của Đảng ta thực sự trở thành vũ khí sắc bén trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Việc đa dạng hóa và mở rộng các loại hình đào tạo, bồi dưỡng tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp Huyện là việc làm cần thiết và là hướng đi đúng đắn nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nguồn lực cho cấp cơ sở xã, phường và các Ban, ngành cấp huyện đồng thời đáp ứng nhu cầu xã hội học tập theo hướng đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục của Đảng.
Để làm tốt vấn đề này thì việc đầu tiên là phải định hướng cho được việc phát triển đội ngũ giảng viên của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị, đó là:
- Xây dựng ban hành tiêu chuẩn cán bộ quản lý, giáo viên tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị để làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng sử dụng đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, đạt chuẩn về trình độ đào tạo chuyên ngành lý luận chính trị, nghiệp vụ sư phạm, có trình độ tin học, ngoại ngữ nhất định để áp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
- Thực hiện đa dạng hóa phương thức đào tạo giảng viên tập trung đào tạo nghiệp vụ sư phạm, lý luận chính trị, hợp đồng thỉnh giảng đối với các chuyên gia, các giảng viên của các Trường CĐ, ĐH các Học viện... Xây dựng chính sách thu hút giảng viên giỏi, có kinh nghiệm, kiến thức thực tế phong phú.
- Thực hiện chế độ bồi dưỡng định kỳ, nâng cao nghiệp vụ sư phạm, trình độ chuyên môn cho giảng viên và cán bộ quản lý.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị phải có định hướng phát triển đội ngũ giáo viên phục vụ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị ở cấp cơ sở.
3.2. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
- Phát triển đội ngũ giáo viên là điều kiện cơ bản để đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị, do đó các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên phải đồng bộ về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Song song với quy trình tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ, đánh giá đội ngũ góp phần vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả, mục đích, nhiệm vụ của Trung tâm bồi dưỡng chính trị một cách bền vững. Các biện pháp phải được đặt trong hệ thống các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, trong chiến lược phát trình giáo dục, đào tào của cả nước nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng trong giai đoạn hiện nay đến 2020.
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp phải sát với thực tế và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
- Các biện pháp đề ra được thực hiện trên cơ sở khai thác tận dụng các nguồn lực của nhà nước, của địa phương và cộng đồng xã hội một cách hiệu quả, đảm bảo huy động được đông đảo sự tham gia tích cực của tập thể cán bộ, giáo viên.
- Các biện pháp đề xuất phải mang tính cụ thể, chỉ rõ định hướng phát triển đội ngũ giáo viên của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
- Các biện pháp đề xuất khi vận dụng phải góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trên các bình diện như: cơ cấu tuổi, giới tính, năng lực, phẩm chất đạo đức.
- Các biện pháp đề xuất, khi thực hiện không đòi hỏi chi phí cao về thời gian, công sức, tiền bạc của Trung tâm và địa phương.
- Các biện pháp phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, trình độ của giáo viên và thực hiện theo quan điểm đổi mới giáo dục, đào tạo toàn diện của Đảng, đáp ứng mục tiêu trước mắt và lâu dài.
3.3. Các biện pháp cụ thể
3.3.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên *Mục tiêu của biện pháp *Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cho Trung tâm là đảm bảo đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu trình độ, độ tuổi, đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng.
Việc quy hoạch phát triển ĐNGV xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng và thực trạng ĐNGV đề thực hiện và quy hoạch tổng thể, quy hoạch tạo nguồn.
- Quy hoạch tổng thể dài hạn phải kết hợp với kế hoạch hàng năm, nhiệm kỳ cấp ủy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phải đảm bảo cho công tác quản lý có tầm nhìn xa, phát triển đội ngũ giáo viên có sự kế tiếp hợp lý, đáp ứng được cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
- Xây dựng, thực hiện thống nhất quy trình tuyển, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đảm bảo đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
*Nội dung biện pháp
Dự báo về số lượng giáo viên cần có ở mỗi chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng, luôn đáp ứng đủ số lượng giáo viên thường xuyên của Trung tâm. Để dự báo được số lượng giảng viên, cần tính toán được quy mô đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm trong nhiệm vụ, kế hoạch được giao hàng năm, nhiệm kỳ về số lượng học viên, các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, trình độ đào tạo; đồng thời căn cứ vào nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy, việc tổ chức quá trình dạy học, các quy định về chế độ làm việc, định mức giữ chuẩn theo quy định của giáo viên.
Xác định nhu cầu bổ sung để đào tạo, bồi dưỡng hàng năm từ nay đến 2015-2020, phải căn cứ vào mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên về chất lượng (trình độ đào tạo, năng lực sư phạm...) tỷ lệ giáo viên đã đạt các trình độ đào tạo. Đề xuất số lượng giảng viên chuyên trách, kiêm chức trong từng giai đoạn cụ thể.
*Cách thực hiện biện pháp
Khi xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh Bắc Ninh cần tiến hành như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp Huyện.
- Dự trù các kết quả dự báo và công tác quy hoạch cán bộ của Huyện, Tỉnh trong nhiệm kỳ và trong tương lai.
- Điều tra, đánh giá đội ngũ giáo viên của Trung tâm về số lượng cơ cấu từng loại đối tượng (Giám đốc, Phó giám đốc, giảng viên chuyên trách, giảng viên kiêm chức, giảng viên giỏi). Về trình độ kiến thức đào tạo hoặc bồi dưỡng