8. Cấu trúc luận văn
1.5.6. Đặc điểm của từng địa phương
Các đặc điểm của địa phương như mức độ phát triển kinh tế - xã hội, phong cách của người quản lý, các cơ chế, chính sách của các đơn vị cụ thể, điều kiện sống, điều kiện làm việc của mỗi giáo viên, … đều có ảnh hưởng đến công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên của Trung tâm BDCT cấp huyện. Nếu địa phương có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thì việc thực thi các nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên sẽ thuận lợi hơn, các nhà quản lý cũng dễ dàng hơn trong việc đưa ra các chính sách khuyến khích thu hút đội ngũ giáo viên. Ngược lại sẽ ít nhiều có khó khăn hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 35
Kết luận chƣơng 1
Hiện nay, các Trung tâm BDCT cấp huyện trở thành nơi đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng cơ bản nhu cầu của người học, từng bước xây dựng xã hội học tập trên địa bàn cấp huyện.
Để tổ chức tốt hoạt động giáo dục ở các Trung tâm BDCT cấp huyện nhất thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Đây là yếu tố quyết định nhất đến việc xây dựng các Trung tâm BDCT cấp huyện trở thành địa chỉ tin cậy của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc đào tạo ,bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở có trình độ lý luận chính trị ,chuyên môn nghiệp vụ vững vàng ,hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trung tâm BDCT cấp huyện là phát triển nguồn nhân lực của một cơ sở giáo dục. Do đó, có thể tham khảo các mô hình phát triển đội ngũ giáo viên để xác định các nội dung và biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của Trung tâm
Nội dung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm BDCT cấp huyện có 6 nội dung cơ bản là: Quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá và đảm bảo chế độ chính sách cho đọi ngũ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trung tâm BDCT cấp huyện. Trong đó, chủ yếu là các yếu tố thuộc về Trung tâm BDCT. Nếu thực hiện đầy đủ và bài bản các nội dung quản lý thì đội ngũ sẽ phát triển theo được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của Trung tâm.
Để quản lí phát triển đội ngũ giáo viên tại các Trung tâm BDCT cấp huyện có hiệu quả cần có sự tham khảo kinh nghiệm phát triển đội ngũ giáo viên của các đơn vị khác trên cơ sở thực hiện đồng bộ các khâu từ việc quy hoạch, kế hoạch, tuyển chọn, đáo tạo, bòi dưỡng, kiểm tra đánh giá và đảm bảo các chế độ chính sách dành cho đội ngũ giáo viên của Trung tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 36
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG TÂM BDCT CẤP HUYỆN TỈNH BẮC NINH