8. Cấu trúc luận văn
3.3.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáoviên
*Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cho Trung tâm là đảm bảo đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu trình độ, độ tuổi, đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng.
Việc quy hoạch phát triển ĐNGV xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng và thực trạng ĐNGV đề thực hiện và quy hoạch tổng thể, quy hoạch tạo nguồn.
- Quy hoạch tổng thể dài hạn phải kết hợp với kế hoạch hàng năm, nhiệm kỳ cấp ủy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phải đảm bảo cho công tác quản lý có tầm nhìn xa, phát triển đội ngũ giáo viên có sự kế tiếp hợp lý, đáp ứng được cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
- Xây dựng, thực hiện thống nhất quy trình tuyển, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đảm bảo đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
*Nội dung biện pháp
Dự báo về số lượng giáo viên cần có ở mỗi chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng, luôn đáp ứng đủ số lượng giáo viên thường xuyên của Trung tâm. Để dự báo được số lượng giảng viên, cần tính toán được quy mô đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm trong nhiệm vụ, kế hoạch được giao hàng năm, nhiệm kỳ về số lượng học viên, các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, trình độ đào tạo; đồng thời căn cứ vào nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy, việc tổ chức quá trình dạy học, các quy định về chế độ làm việc, định mức giữ chuẩn theo quy định của giáo viên.
Xác định nhu cầu bổ sung để đào tạo, bồi dưỡng hàng năm từ nay đến 2015-2020, phải căn cứ vào mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên về chất lượng (trình độ đào tạo, năng lực sư phạm...) tỷ lệ giáo viên đã đạt các trình độ đào tạo. Đề xuất số lượng giảng viên chuyên trách, kiêm chức trong từng giai đoạn cụ thể.
*Cách thực hiện biện pháp
Khi xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh Bắc Ninh cần tiến hành như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp Huyện.
- Dự trù các kết quả dự báo và công tác quy hoạch cán bộ của Huyện, Tỉnh trong nhiệm kỳ và trong tương lai.
- Điều tra, đánh giá đội ngũ giáo viên của Trung tâm về số lượng cơ cấu từng loại đối tượng (Giám đốc, Phó giám đốc, giảng viên chuyên trách, giảng viên kiêm chức, giảng viên giỏi). Về trình độ kiến thức đào tạo hoặc bồi dưỡng theo chuẩn về độ tuổi, thâm niên công tác, thâm niên chức vụ...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đánh giá phân loại đội ngũ giáo viên theo yêu cầu quy hoạch. Việc đánh giá, phân loại đội ngũ giáo viên cần đảm bảo đúng quy trình, phát huy dân chủ ở cơ sở, nhất là khâu tự đánh giá của giáo viên và ý kiến của lãnh đạo Trung tâm, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương.
- Xác định nguồn bổ sung cho đội ngũ giảng viên, quan tâm tới những người có có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và có kiến thức thực tế phong phú.
* Để công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên đƣợc triển khai tốt thì cần phải làm những việc sau:
- Đánh giá được thực trạng đội ngũ giáo viên: về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng và hiệu quả công việc, trình độ, sự phát triển tính ổn định... So với mục tiêu, kế hoạch hay những chuẩn mực đã được xác lập, chú trọng đánh giá đúng mức tình hình tư tưởng, phẩm chất chính trị, lối sống, tác phong sư phạm.
Dựa trên những quy hoạch đã lập, triển khai một số công việc cụ thể trong quy hoạch như: việc kế hoạch hóa công tác tuyển dụng, sàng lọc đội ngũ giáo viên, bổ nhiệm đề bạt cán bộ.
Song song với việc giải quyết về số lượng giáo viên, các trung tâm cần tham mưu tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên có trình độ cao (Tiến sỹ, thạc sỹ) giáo viên trụ cột ở các chuyên ngành. Việc bồi dưỡng giáo viên không thể tùy tiện mà nhất thiết phải dựa trên quy hoạch, theo lộ trình nhất định, tránh tình trạng đưa đi đào tạo ồ ạt, tập trung quá nhiều vào một thời điểm gây khó khăn cho việc bố trí giảng dạy ở các trung tâm.