Một số mô hình quản lý phát triển đội ngũ giáoviên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm bồi dưỡng chính cấp huyện tỉnh bắc ninh (Trang 34 - 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Một số mô hình quản lý phát triển đội ngũ giáoviên

Có thể khái quát quá trình phát triển đội ngũ giáo viên bằng một số mô hình sau:

Mô hình quản lý “từ trên xuống”: Mô hình này được hình thành trên cơ sở quan niệm phát triển đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ chung của Trung tâm. Trong mô hình này người lãnh đạo của tổ chức được xem như là người chịu trách nhiệm chính trong việc xác định nhu cầu, thiết kế, thực hiện và đánh giá phát triển của đội ngũ giáo viên trên cơ sở chương trình, kế hoạch của Trung tâm nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Theo mô hình này người giáo viên có vai trò tương đối thụ động trong việc đề xuất các nhu cầu phát triển cá nhân giáo viên.

Ưu điểm của mô hình này: lấy mục tiêu của Trung tâm làm căn cứ trong việc xác định nội dung phát triển đội ngũ giáo viên. Vì vậy, việc phát triển đội ngũ giáo viên bám sát được nhiệm vụ chính trị của Nhà trường, đảm bảo tính thống nhất từ trên xuống.

Hạn chế: Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên theo mô hình này giảm tính chủ động, nhiệt tình, sáng tạo của người giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cũng như học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, … của người giáo viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25

Mô hình quản lý “từ dưới lên”: Dựa trên quan điểm coi phát triển cá nhân giáo viên là trọng tâm trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên.

Theo mô hình này, trách nhiệm chính trong công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên thuộc về cá nhân giáo viên và tập thể đội ngũ giáo viên. Mô hình này lập luận cho rằng: hơn ai hết, các cá nhân giáo viên hiểu rõ hơn về các điểm mạnh, điểm yếu, các nhu cầu của mình. Vì vậy, họ có điều kiện xác định đúng hơn cho bản thân các chương trình phát triển nghề nghiệp và phát triển cá nhân. Có nhiều tác giả cho rằng mô hình này mang lại hiệu quả vì nó thúc đẩy người giáo viên tham gia tích cực vào hoạt động phát triển nghề nghiệp khi nó phù hợp với yêu cầu cá nhân.

Tuy nghiên, để áp dụng mô hình, đòi hỏi trước hết giáo viên phải nhận thức rõ ràng không chỉ về nhu cầu của bản thân mà còn có các điều kiện, khả năng cũng như triển vọng phát triển chung của Trung tâm. Chỉ trên cơ sở cân nhắc đối chiếu các nhu cầu về kết quả công việc với Trung tâm thì người giáo viên mới có thể thấy được khoảng cách giữa trình độ hiện có với điều kiện mong muốn và tìm ra con đường tối ưu để khắc phục nó.

Mô hình hợp tác: Đây là mô hình quản lý dựa trên sự hợp tác giữa Trung tâm với các cá nhân giáo viên mà trong đó cả hai phía đều chịu trách nhiệm đối với công tác phát triển, với điều kiện mỗi bên đều tôn trọng nhu cầu, sáng kiến của phía bên kia và cùng nhau đạt được hiệu quả công việc.

Theo Yor (1997): “Mô hình hợp tác thu hút cả người quản lý lẫn giáo viên, mà trong đó mỗi bên đều nhượng bộ phần nào. Cán bộ quản lý thì hạn chế việc can thiệp, ra lệnh, mà đảm bảo điều kiện cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên hoạt động một cách độc lập. Về phía mình, người giáo viên tiếp nhận điều đó và ngoài việc đáp ứng các nhu cầu cho bản thân cá nhân mình thì tích cực tham gia hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên vì lợi ích của Nhà trường.”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26

Quản lý phát triển ĐNGV theo kiểu hợp tác được Billing mô tả theo sơ đồ như sau:

Sơ đồ 1.2: Mô hình quản lý phát triển theo kiểu hợp tác

Kế hoạch và chƣơng trình đào tạo - nghiên cứu

Nhà trƣờng Xác định Thảo luận Chƣơng trình Thực hiện

Nhu cầu hiện tại Nhu cầu dự báo

Nhà trƣờng

Hài lòng với công việc

Như vậy, ở đây nhấn mạnh đến sự liên kết giữa cá nhân với tổ chức Nhà trường, cả hai phía có trách nhiệm chung đối với công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Nhà trường cần tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân, còn cá nhân phải coi các mục tiêu của Nhà trường như của bản thân mình.

Mỗi mô hình quản lý phát triển đội ngũ giáo viên được trình bày ở trên đều có những mặt mạnh, mặt yếu nhất định. Vấn đề đặt ra với nhà quản lý là phải biết phát huy những mặt mạnh, hạn chế mặt yếu, đồng thời biết kết hợp nhuần nhuyễn mặt mạnh của các mô hình, tất yếu sẽ thu được kết quả phát triển đội ngũ giáo viên như mong muốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 27

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm bồi dưỡng chính cấp huyện tỉnh bắc ninh (Trang 34 - 37)