Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và văn hóa của tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm bồi dưỡng chính cấp huyện tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 47)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và văn hóa của tỉnh

Ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 (ngày 06 tháng 11 năm 1996). Khi tách ra, tỉnh Bắc Ninh có 06 đơn vị hành chính gồm: Thị xã Bắc Ninh(tỉnh lỵ) và 05 huyện. Ngày 09 tháng 8 năm 1999, chia huyện Tiên Sơn thành 02 huyện: Tiên Du và Từ Sơn; chia huyện Gia Lương thành 02 huyện: Gia Bình và Lương Tài.

Ngày 26 tháng 01 năm 2006, chuyển thị xã Bắc Ninh thành thành phố Bắc Ninh. Ngày 24 tháng 9 năm 2008, chuyển huyện Từ Sơn thành thị xã Từ Sơn.

Bắc Ninh giàu truyền thống văn hóa và nổi tiếng về dân ca quan họ Bắc Ninh. Bắc Ninh là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa. Đây là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì. Con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hóa, hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay khéo léo mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy, tranh vẽ dân gian… đặc biệt là những làn điệu dân ca quan họ trữ tình nổi tiếng trong và ngoài nước.

Định hướng Bắc Ninh trở thành vùng đô thị lớn: Văn minh, giàu bản sắc, hiện đại và bền vững, trên nền tảng kinh tế trí thức; có cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại; có môi trường sống tiện nghi, trong lành đáp ứng nhu cầu vật chất ngày một cao của nhân dân. Đến năm 2020, Bắc Ninh đạt tiêu chí đô thị loại I,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 37

trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Điều chỉnh, cải tạo, nâng cấp các khu đô thị, khu công nghiệp cũ theo hướng hiện đại, bền vững, gắn chương trình phát triển nông thôn mới với lộ trình phát triển đô thị toàn tỉnh theo phương châm “Chùm đô thị hướng tâm, nhất thể hóa đô thị nông thôn”.

Về kinh tế, Năm 1997 khi tái lập tỉnh, Bắc Ninh có xuất phát điểm kinh tế thấp với cơ cấu nông nghiệp chiếm 45,1%, dịch vụ 31,1%, công nghiệp - xây dựng 23,8%, thu ngân sách 164 tỷ đồng, GDP đầu người 144 USD/năm; Sau năm 1997 kinh tế Bắc Ninh đã phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng GDP những năm gần đây liên tục nằm trong top dẫn đầu cả nước bất chấp khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 và suy thoái 2011-2012. Giai đoạn 2006-2010 GDP tăng trưởng trung bình 15,3% đáng chú ý có năm 2010 tăng trưởng tới 17,86% là tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay của tỉnh. Năm 2011, kinh tế Bắc Ninh vẫn đạt 16,2% - là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Năm 2012, GDP Bắc Ninh vẫn tăng trưởng khá, đạt 12,3% nằm trong các tỉnh thành dẫn đầu cả nước.

Về Giáo dục, Bắc Ninh là “Vùng đất văn hiến - Vùng đất địa linh nhân kiệt” được mệnh danh là vùng đất khoa bảng với “Một giỏ ông Đồ - Một bồ ông Cống - Một đống ông Nghè - Một bè Tiến sỹ - Một bị Trạng nguyên - Một thuyền Bảng nhãn”. Bắc Ninh là tỉnh có nhiều Trạng nguyên nhất Việt Nam: 16 trong tổng số 55 người.

Về Văn hóa - xã hội, Bắc Ninh có một nền văn hóa nhân văn đặc sắc, một vùng quê văn hiến có nhiều di tích lịch sử văn hóa, lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống. Những dấu ấn lịch sử sống động truyền thống văn hóa Việt Nam, đậm đà bản sắc Kinh Bắc, được kết tinh trong những di sản văn hóa, các lễ hội dân gian.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm bồi dưỡng chính cấp huyện tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)