Lý luận chính trị và bồi dưỡng lý luận chính trị

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm bồi dưỡng chính cấp huyện tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Lý luận chính trị và bồi dưỡng lý luận chính trị

1.3.1.1. Lý luận chính trị

Hiện nay ,trên thế giới đã hình thành 4 cách hiểu khác nhau về chính trị : 1. Nghệ thuật của phép cai trị

2. Những công việc của chung 3. Sự thỏa hiệp và đồng thuận

4. Quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích

Nếu quan niệm rằng chính trị chỉ là những hoạt động xoay quanh vấn đề giành,giữ và sử dụng quyền lực nhà nước thì theo Lý luận của chủ nghĩa Marx, trong xã hội cộng sản tương lai sẽ không có chính trị bởi vì lúc đó nhà nước đã tiêu vong. Nói cách khác, chính trị sẽ dần dần trở nên thừa thãi và mất hẳn trong xã hội lý tưởng của nhân loại- xã hội cộng sản.

Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp nên cuộc sống của những người góp phần làm ra,gìn giữ và điều chỉnh những luậtt lệ chung đó. Với cách hiểu như thế này thì dù trong xã hội cộng sản, chính trị vẫn còn tồn tại và giữ vai trò hết sức quan trọng đối với từng con người cũng như toàn xã hội. Trong bất kỳ xã hội nào thì cũng cần những luật lệ chung để hoạt động nhịp nhàng và khoa học,tránh tình trạng vô tình hay cố ý xâm phạm quyền lợi ,lợi ích ,tài sản , sức khỏe hay thậm chí tính mạng của người khác hay của cộng đồng. Một ví dụ đơn giản, xã hội dù có phát triển đến đâu thì cũng cần có luật giao thông để con người có thể lưu thông một cách trật tự và hiệu quả. Hay,con người không thể sống trong một xã hội mà tình trạng an ninh không đảm bảo( cướp bóc,khủng bố chẳng hạn ) do thiếu luật lệ. Mặc dù phần lớn xã hội hiện nay trên thế giới không tránh khỏi các hiện tượng cướp bóc và khủng bố nhưng phải thừa nhận rằng pháp luật đã góp phần ngăn chặn đáng kể những hành vi bất lương đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 16

Các lĩnh vực của khoa học chính trị bao gồm: lý thuyết chính trị, triết học chính trị (tìm kiếm các nhân tố cơ bản cho chính trị), giáo dục công dân, các hệ thống chính trị của các quốc gia, phân tích chính trị,phát triển chính trị, quan hệ quốc tế, chính sách ngoại giao, quân sự và pháp luật.

Mặt khác, chính trị là một quá trình, theo đó một nhóm người có lợi ích và quan điểm ban đầu khác nhau, đi đến những quyết định chung mà về cơ bản được chấp nhận như là sự ràng buộc lên toàn nhóm và được đảm bảo thực hiện như chính sách chung.

Tóm lại, chính trị theo nghĩa chung nhất là quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp. Là một khái niệm của thượng tầng kiến trúc.

Chính trị: là một lĩnh vực đặc biệt rất phức tạp, nó liên quan đến lợi ích trực tiếp của các giai cấp và các lực lượng xã hội nên có nhiều cách tiếp cận và nhìn nhận khác nhau.

Trong từ điển Triết học giản yếu của Việt Nam, nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, xuất bản năm 1987,cho rằng : Chính trị là lĩnh vực hoạt động gắn liền với mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và các tập đoàn xã hội khác nhau, mà hạt nhân là vấn đề giành, giữ và sử dụng chính quyền nhà nước.

Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học Việt Nam, nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản năm 1994, cho rằng: Chính trị là những vấn đề thuộc về tổ chức điều khiển bộ máy nhà nước trong nội bộ một nước và quan hệ quốc tế về mặt nhà nước giữa các nước với nhau…

Những quan điểm nêu trên đã nêu lên bản chất của Chính trị là tính giai cấp, mối quan hệ và mục tiêu của giai cấp,các lực lượng chính trị trong việc giành quyền điều khiển nhà nước. Để đánh giá sự tiến bộ của xã hội thông qua việc thực hiện dân chủ mà dân chủ cao nhất, đầy đủ nhất, triệt để nhất là quyền làm chủ của nhân dân đối với nhà nước,V.I .Lênin cho rằng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 17

“Chính trị là sự tham gia của nhân dân vào công việc của nhà nước; …chính trị phải là việc của nhân dân, việc của giai cấp vô sản ‟‟. Khi xem xét nguồn gốc, bản chất chính trị về mặt lợi ích, V.I.Lênin lại cho rằng: chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế.

Khi tiếp cận Chính trị với tư cách hình thức hoạt động nhằm duy trì quyền lực chính trị có thể thấy: Chính trị là những hoạt động tổ chức, điều hành, quan hệ của bộ máy đảng, nhà nước. Vì vậy, Chính trị có thể hiểu là những hoạt động của một số cá nhân, một giai cấp,một chính đảng, một tập đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền điều hành bộ máy nhà nước, giành quyền lực chính trị.

Như vật, có thể thấy Chính trị là vấn đề đa dạng, phức tạp, nhiều mối quan hệ, nhiều lĩnh vực nghiên cứu xem xét và sử dụng theo mục đích, yêu cầu riêng của từng môn khoa học.Song, điều quan trọng của tất cả các vấn đề liên quan đến chính trị, thực hiện được mục đích của chính trị, tức là giành được quyền lực chính trị của giai cấp này hoặc giai cấp khác đối với tòa xã hội.

Từ đó, có thể hiểu Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các cộng đồng xã hội trong vấn đề chính quyền nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào các công việc của nhà nước; là tổng hợp những phương thức, phương pháp, những hoạt động thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái để giành ,giữ và điều khiển hoạt động cuả nhà nước nhằm baỏ vệ lợi ích của giai cấp mình.

Qua thực tiễn của cách mạng Việt Nam, trong phạm vi đề tài này,chúng ta tiếp cận đến Chính trị với tư cách là những hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam- đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc; nhằm giác ngộ nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân. Trong đó, cán bộ, đảng viên cơ sở là lực lượng nòng cốt để lãnh đạo, tổ chức quần chúng nhân dân thực hiện mục đích của Đảng là xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18

Đảng cộng sản Việt nam đặc biệt quan tâm tới vấn đề LLCT. Chỉ dựa trên nền tảng lý luận Mác-Lênin, Đảng mới có thể nhận thức sâu sắc được những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội và vận dụng chúng vào sự nghiệp cách mạng cao cả. LLCT của chủ nghĩa cộng sản khoa học không chỉ giải thích thế giới một cách khoa học, bóc trần sự bất công tồn tại trong các xã hội có giai cấp đối kháng mà còn chỉ rõ căn nguyên của những áp bức, bất công đó, đồng thời vạch ra con đường, phương thức đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ bất bình đẳng,xây dựng xã hội mới văn minh,tiến bộ.LLCT của chủ nghĩa cộng sản khoa học hướng dẫn các đảng cộng sản xác định được nhiệm vị chủ yếu.Lênin đã viết :” Lý luận đó đã chỉ rõ nhiệm vụ thật sự của đảng xã hội chủ nghĩa cách mạng không phải là đặt ra những kế hoạch cải tạo xã hội, không phải là khuyên nhủ bọn tư bản và tôi tớ của chúng cải thiện đời sống cho công nhân, không phải là sắp đặt những cuộc âm mưu, mà là tổ chức cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản giành lấy chính quyền và tổ chức xã hội xã hội chủ nghĩa” [30,tr.231]. Vì vậy ,LLCT luôn là nền tảng tư tưởng,kim chỉ nam cho hành động của một đảng.

1.3.1.2. Bồi dưỡng lý luận chính trị

Bồi dưỡng LLCT là một bộ phận cơ bản trong công tác tư tưởng của Đảng; là quá trình phổ biến, truyền bá có hệ thống chủ nghĩa Mác - Leenin,Tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối,quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Bồi dưỡng LLCT được thực hiện thường xuyên ,liên tục, theo các chương trình quy định, nhằm xây dựng thé giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cộng sản,tạo nên bản lĩnh chính trị, niềm tin có cơ sở khoa học vững chắc vào mục tieu,lý tưởng xã hội chủ nghĩa; nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, giáo dục đạo đức lối sống, tinh thần tự giác tính tích cực trong các hoạt đọng xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ phát triển của cách mạng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 19

Trong hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của Đảng cộng sản việt Nam, chương trình bồi dưỡng LLCT có nhiều cấp độ khác nhau như :cử nhân, cao cấp, trung cấp,sơ cấp, bồi nhận thức đảng, đảng viên mới bồi dưỡng ngắn hạn …Ngoài ra còn có các chương trình giáo dục lý luận chuyên đề; chương trình học tập ,quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nghị quyết, chỉ thị của Ban chấp hành TW, Bộ chính trị, Ban bí thư …Để đạt được mục đích và yêu cầu đặt ra đòi hỏi bộ máy quản lý, đội ngũ giáo viên của các Trung tâm BDCT , các cấp ủy đảng,chính quyền phải nỗ lực trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức và năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm bồi dưỡng chính cấp huyện tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)