Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 37)

* Yếu tố chung

- Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội

Một đất nước có nền chính trị- xã hội ổn định sẽ làm cho nền kinh tế phát triển không ngừng. Thể hiện qua sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tăng tỷ lệ các ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông nghiệp, hình thành các nhà máy, các doanh nghiệp, các khu công nghiệp. Sự thay đối về cơ cấu

ngành kéo theo sự thay đối về lao động, chuyển từ lao động chân tay sang lao động trí óc, có trình độ chuyên môn và tay nghề phù hợp. Nhu cầu về lao động đã qua đào tạo trên thị trường tăng cao. Từ đó đòi hỏi sự phát triển của các hệ thống cơ sở dạy nghề, nhu cầu học nghề tăng đặc biệt là số lao động từ nông thôn.

- Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

Trong giai đoạn hiện nay đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước.

Đặc biệt là Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn thể hiện rõ quan điểm và định hướng của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội đối với nông thôn Việt Nam trong chiến lược tống thể phát triển đất nước, trong đó nêu rõ: “giải quyết việc làm cho người nông dân là nhiệm vụ xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế xã hội của cả nước; bảo đảm hài hòa giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị”.

Thực hiện Nghị quyết của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, ngày 28/10/2008, Chính phủ ra Nghị quyết số 24/2008/NĐ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ. Một trong những nhiệm vụ chính của Nghị quyết là xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, với mục tiêu “tập trung đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay”.

Để cụ thể hóa chương trình hành động, ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956). Đề án nêu rõ quan điểm:

cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho LĐNT, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi LĐNT, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho LĐNT;

+ Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của LĐNT nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống;

+ Chuyển mạnh đào tạo nghề cho LĐNT từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương;

+ Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho LĐNT theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để LĐNT tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình;

Mục tiêu tổng quát của Đề án là bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu LĐNT. Có thể nói đây là đề án lớn nhất trong lĩnh vực đào tạo nghề từ trước đến nay cả về nội dung, quy mô và kinh phí để thực hiện.

Đồng thời với Đề án 1956, ngày 27/11/2009, Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”. Đây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng ở nông thôn. Để đạt tiêu chí về nông thôn mới, một xã phải đạt được 19 tiêu chí, trong đó có nội dung đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu LĐNT. Đó là những chính sách, giải pháp đồng bộ để phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (tháng 01/2016) đã khẳng định: phương hướng, nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong 5

năm tới (2016 - 2020) được xác định là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.”. Cũng tại đại hội này Đảng ta đã chỉ rõ: để đưa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến thắng lợi, cần phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực và với tư cách là yếu tố cơ bản, là nguồn lực nội sinh cho sự phát triển nhanh và bền vững. “ Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

* Yếu tố thuộc về địa phương

- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội

Địa phương có nền kinh tế phát triển, nền chính trị ổn định, có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ thu hút được nhiều các chủ nhà máy, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, các nhà máy, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Khi có sự xuất hiện của các nhà máy, các khu công nghiệp sẽ làm cho diện tích của sản xuất nông nghiệp giảm đi, tăng dần các diện tích về công nghiệp - dịch vụ. Dẫn đến sự chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp - dịch vụ. Nhu cầu về lao động trên thị trường có sự thay đổi, từ nhu cầu về lao động chưa qua đào tạo, sang lao động đã được đào tạo, có kỹ năng tay nghề. Từ đó làm cho nhu cầu về học nghề của lao động đặc biệt là LĐNT tăng cao.

- Quy hoạch của địa phương

Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất... của địa phương đều ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho LĐNT. Đào tạo nghề phải gắn với các quy hoạch của địa phương, phù hợp đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Tốc độ phát triển, chuyển dịch cơ cấu

Đào tạo nghề nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu công nhân kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm 80 của thế kỷ XX, khi nền kinh tế

của nước ta đang trong thời kì khủng hoảng, nhu cầu về công nhân kỹ thuật cũng giảm theo. Điều này tác động làm cho hệ thống các trường dạy nghề cũng suy giảm. Đến năm 1996, khi nền kinh tế nước ta thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng và có mức tăng trưởng khá thì nhu cầu về công nhân kỹ thuật tăng cả về số lượng và chất lượng, đòi hỏi công tác dạy nghề cũng phát triển theo.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu lao động. Sự chuyển dịch này đòi hỏi phải đào tạo nghề cho người lao động đang hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

- Hệ thống quản lý công tác đào tạo nghề

Một tổ chức muốn ngày một vững mạnh và phát triển bền vững cần có người đứng đầu lãnh đạo, chỉ huy. Một bộ máy muốn hoạt động được cần có người điều khiển nó. Công tác đào tạo nghề cũng vậy, cần có một hệ thống quản lý để hướng dẫn, chỉ đạo công tác từ trung ương đến địa phương nhằm mang lại hiệu quả và tính thực tiễn cao.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề

Đây là nhân tố quan trọng không thể thiếu được trong công tác đào tạo nghề. Ở các cơ sở đào tạo nghề, cơ sở vật chất bao gồm phòng học lý thuyết, phòng thực hành, thư viện, nhà ở cho học sinh, khu làm việc cho cán bộ, giáo viên dạy nghề, với các lớp đào tạo nghề tại địa phương, cơ sở vật chất bao gồm phòng học cho các học viên, chỗ ăn, ở phục vụ giáo viên... Cơ sở vật chất đạt chuẩn quy định tạo điều kiện làm việc và học tập thuận lợi, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong quá trình đào tạo, thiết bị và phương tiện dạy và học có tính chất quyết định đến kỹ năng, tay nghề của học sinh. Trong chương trình dạy nghề, thời gian thực hành, thực tập chiếm 60% - 70% thời gian đào tạo toàn khóa. Vì vậy, việc đáp ứng đủ thiết bị và phương tiện dạy nghề là rất cần thiết.

- Giáo viên, người dạy nghề

dạy lý thuyết và thực hành cho người học. Chất lượng giáo viên đòi hỏi phải đạt chuẩn theo quy định của pháp luật. Đội ngũ giáo viên chính là nhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo nghề. Việc thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên kết hợp với nâng cao trình độ giáo viên cả về chuyên môn, ngoại ngữ để những kiến thức chuyên môn của thầy truyền tải cho người học phù hợp với nhu cầu thực tế, học sinh ra trường có thể thực hiện ngay được công việc theo ngành nghề đào tạo.

- Chương trình giáo trình đào tạo nghề

Cần phải xây dựng chương trình đào tạo phù hợp cho từng nghề, từng đối tượng học. Nếu chương trình đào tạo đạt chuẩn sẽ giúp cho giáo viên dễ truyền đạt kiến thức cho người học, người học dễ dàng tiếp thu kiến thức, điều này tác động không nhỏ đến hiệu quả đào tạo nghề. Ngược lại, nếu chương trình đào tạo không chuẩn, sẽ gây khó khăn cho giáo viên cũng như tiếp thu kiến thức của người học.

- Nhận thức của người LĐNT về đào tạo nghề

Việc tổ chức đào tạo nghề đã khó nhưng để người lao động tham gia học nghề hiểu được vai trò và ý nghĩa to lớn của việc tham gia học nghề lại càng khó hơn. Nếu không có nhận thức đúng đắn, đi học theo phong trào, đi học chỉ để lấy chứng chỉ sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức đào tạo nghề cũng như hiệu quả sau đào tạo nghề. Thực tế hiện nay, quan điểm của LĐNT và mọi người trong xã hội nói chung, vẫn chưa có cái nhìn đúng đắn về công tác đào tạo nghề. Họ tìm mọi cách cho bằng được con em mình đi học đại học, nếu không còn con đường nào khác mới đi học nghề.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)