nghề cho LĐNT
Việc kiểm tra giám sát nhằm đánh giá người học có tham gia học đầy đủ không, giáo viên có đến lớp đúng giờ không?, quá trình dạy và học có vướng mắc gì không?.. Qua đó, đánh giá kết quả đào tạo và điều chỉnh phù hợp cho các lớp đào tạo tiếp theo.
Công tác kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả đào tạo nghề cho LĐNT nhằm các mục đích sau:
+ Kiểm tra công tác chỉ đạo, điều hành, sự phối hợp của hệ thống chính trị các cấp trong việc tuyên tuyền, triển khai thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT hàng năm và của giai đoạn.
+ Kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động dạy nghề cho LĐNT theo chức năng của các ngành, cơ quan chuyên môn các cấp như: Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; Hoạt động điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề; Hoạt động tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; Hoạt động phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề; Hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề và Hoạt động hỗ trợ nông thôn học nghề.
Từ công tác nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về dạy nghề, giải quyết việc làm đến công tác kiểm tra, giám sát sẽ giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước như hệ thống chính trị, các ngành, cơ quan chuyên môn các cấp về đào tạo nghề cho LĐNT đánh giá được những mặt được, chưa được và nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện về đào tạo nghề cho LĐNT phù hợp với điều tự nhiên theo vùng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.
* Một số bài học rút ra trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT :
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giúp cho người muốn tham gia học nghề nắm bắt được các chính sách của Nhà nước về dạy nghề, nhất là dạy nghề cho LĐNT, giúp LĐNT có được thông tin cơ bản về các chính sách cho
người học nghề; tư vấn, định hướng, hỗ trợ LĐNT trong việc chọn nghề, học nghề, tạo việc làm, chuyển đổi nghề một cách tự tin.
Tổ chức dạy nghề phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng huyện, thành phố, của cả tỉnh; đặc điểm kinh tế xã hội của từng vùng; nhu cầu học nghề, điều kiện kinh tế, trình độ học vấn của người tham gia học nghề.
Phải huy động được sự tham gia, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể từ tỉnh tới cơ sở, đặc biệt là sự tham gia của các đoàn thể chính trị - xã hội như: Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh.... Từ khâu tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề, phát triển sản xuất kinh doanh tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động. Huy động sự tham gia của các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp có khả năng đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bao tiêu sản phẩm cho người lao động sau khi học nghề.
Phải huy động được sự tham gia của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có khả năng thu hút lao động qua đào tạo nghề từ khâu xây dựng nội dung chương trình đào tạo đến quá trình tố chức đào tạo và nhận người học nghề vào làm việc tại doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Lồng ghép các chương trình, dự án về đào tạo nghề cho LĐNT để mang lại hiệu quả cao.
Chương trình, giáo trình đào tạo phải phù hợp với điều kiện của từng địa phương, từng nhu cầu học nghề, đảm bảo dễ áp dụng vào thực tiễn.
Thời gian học phải linh hoạt, phù hợp với điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi, và quy trình sản xuất.
Dạy nghề cho LĐNT vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Chính vì vậy, phải tổ chức dạy nghề thiết thực với người dân, vừa đạt được hiệu quả kinh tế vừa mang lại hiệu quả xã hội. Do tính đặc thù của LĐNT, việc đào tạo nghề cho LĐNT cần phải có những cách thức tổ chức phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Tiểu kết chƣơng 1
Đào tạo nghề cho LĐNT là hoạt động nhằm trang bị cho LĐNT những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết để họ có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học, cụ thể:
Đào tạo nghề mới để chuyển nghề vào làm tại các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ;
Đào tạo lại nghề để tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất lao động tăng lên, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hiệu quả thu nhập tăng.
Nội dung hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT bao gồm: Tuyên truyền, tư vấn học nghề;
Lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào tạo; Tổ chức hoạt động đào tạo;
Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo;
Một số bài học kinh nghiệm áp dụng cho tỉnh Tuyên Quang trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT:
Tổ chức dạy nghề phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng huyện, thành phố, của cả tỉnh; đặc điểm kinh tế xã hội của từng vùng; nhu cầu học nghề, điều kiện kinh tế, trình độ học vấn của người tham gia học nghề.
Phải huy động được sự tham gia, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể từ tỉnh tới cơ sở, đặc biệt là sự tham gia của các đoàn thể quần chúng trong như: Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh...
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1. Khái quát về tỉnh Tuyên Quang
Diện tích: 5.867,9 km2
Dân số: 760.289người
Diện tích (km2) Dân số (người) Các huyện bao gồm: Na Hang, Lâm Bình,
Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương
5.748,840 665.434 Thành phố Tuyên Quang
119,060 94.855
Nguồn: website của Tổng cục Thống kê http://www.gso. gov. vn/)
Các dân tộc chủ yếu: Việt (Kinh), Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Nùng, Hoa, H'Mông, Sán Dìu …
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Là một tỉnh thuộc vùng Đông bắc của tổ quốc, Tuyên Quang có toạ độ địa lý từ 21o30' đến 22o41' vĩ độ bắc từ 104o50' đến 105o35' kinh độ đông. Phía bắc và tây bắc, Tuyên Quang giáp Hà Giang với một số dãy núi cao, phía đông và đông bắc giáp Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng, phái tây giáp Yên Bái, phái nam giáp Phú Thọ, Vĩnh Phúc.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.867,9km2 (chiếm 1,76% diện tích cả nước) với dân số 760.289 người (chiến 0,88 dân số cả nước)
Về mặt vị trí địa lý, Tuyên Quang có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Nhờ có Quốc lộ 2, tuyến giao thông huyết mạch chậy trên địa bàn của tỉnh dài khoảng 90 km, Tuyên Quang có thể giao lưu với Hà Giang, xa hơn nữa với các tỉnh miền núi biên giới ở phía bắc, và giao lưu với một số tỉnh thuộc trung du và đồng bằng sông hồng ở phía nam. Khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội với thành phố Tuyên Quang là 165km. Theo chiều đông - tây, Tuyên Quang cũng có điều kiện trao đổi kinh tế với một số tỉnh thuộc vùng núi bắc bộ, trước hết là với Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn… Ngoài ra, thông qua đường sông, chủ yếu là sông Lô, việc giao lưu có thể diễn ra trong nội tỉnh và với các tỉnh khác ở mức độ nhất định.
Tuy nhiên, vị trí địa lí cũng tạo ra những khó khăn đáng kể. Đây là một tỉnh miền núi, lại nằm sâu trong nội địa, hơn nữa, nền kinh tế nhìn chung còn chậm phát triển, kết cấu hạ tầng lại thấp kém; việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các tỉnh chủ yếu trông cậy vào đường ô tô và một phần đường sông. Tuyên Quang chưa có đường sắt, đường hàng không… Do ở sâu trong nội địa, xa các cảng, cửa khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên việc trao đổi hàng hoá, liên kết kinh tế với các tỉnh khác còn gặp nhiều hạn chế.
* Sự phân chia hành chính
Tỉnh Tuyên Quang được chia làm bảy đơn vị hành chính, bao gồm: 1 thành phố (Tuyên Quang) và 6 huyện (Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương)
Toàn tỉnh có 141 xã, phường, thị trấn (trong đó có 6 xã thuộc thành phố Tuyên Quang là: Đội Cấn, Thái Long, An Khang, An Tường, Tràng Đà, Lưỡng Vượng), 7 phường thuộc thành phố Tuyên Quang (Phan Thiết, Minh Xuân, Tân Quang, Tân Hà, Ỷ La, Hưng Thành, Nông Tiến).
* Địa hình
Địa hình của Tuyên Quang tương đối đa dạng, phức tạp với hơn 73% diện tích là đồi núi. Phần lớn địa hình có hướng nghiêng từ bắc - tây bắc xuống nam - đông nam. Các dãy núi chính cũng chạy theo hướng này và có
cấu trúc vòng cung rõ rệt, nhưng không kéo dài liên tục, mà bị chia cát thành những khối rời rạc (cánh cung sông Gâm)
Tuyên Quang chia là 3 vùng sau đây:
- Vùng phía bắc bao gồm các huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá, Na Hang, Lâm Bình và phần bắc huyện Yên Sơn với diện tích 377,14 km2 (chiếm 64,89% tổng diện tích cả tỉnh). Thế mạnh của vùng phía bắc là kinh tế vườn rừng, trang trại để phát triển từ các cây công nghiệp, cây ăn quả cho đến chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Vùng trung tâm gồm thành phố Tuyên Quang, phía nam huyện Yên Sơn và phía bắc huyện Sơn Dương, có diện tích 1252,04 km2 (21,51% diện tích toàn tỉnh). Dọc sông Lô, sông Phó Đáy và các suối lớn là các thung lũng, những cánh đồng rộng, tương đối bằng phẳng. Nhìn chung đây là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, nhất là trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.
- Vùng phía nam gồm phần lớn huyện Sơn Dương với diện tích 787,952 km2 (13,6% diện tích toàn tỉnh). Địa hình của vùng gồm đồi bát úp kiểu trung du, những cánh đồng rộng, bằng phẳng, đôi chỗ có dạng lòng chảo.
- Vùng này, nhìn chung giàu tiềm năng, nhất là về khoáng sản (thiếc, kẽm, angtimoan, vofram).
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Tuyên Quang là tỉnh miền núi có nền kinh tế với điểm xuất phát thấp, sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm ưu thế. Nền sản xuất hàng hoá đang trong quá trình hình thành.
Năm 2010 là 10.321,14 tỷ đồng, năm 2015, là 14.260,38 tỷ đồng; giai đoạn 2005-2010 tăng trưởng đạt 12,62%/năm, giai đoạn 2010-2015 là 6,68%/năm, trong đó ngành nông lâm thủy sản đạt tốc độ 3,64%/năm; ngành công nghiệp – xây dựng 10,48%/năm; ngành thương mại dịch vụ 6,58%/năm
Năm 2005, tổng sản phẩm theo giá hiện hành đạt 3.467,1 tỷ đồng, đến năm 2015 là 20.414,15 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với năm 2010, gấp 6 lần so với năm 2005.
Trong giai đoạn 2005 - 2015, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực. Đó là: tăng tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại và công nghiệp - xây dựng; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cơ cấu ngành nông nghiệp giảm từ 39,36% năm 2005 xuống 28,63% năm 2015, công nghiệp - xây dựng tăng khá từ 25,10% năm 2005 lên 27,46% năm 2015, dịch vụ - thương mại tăng đều từ 35,43% năm 2005 lên 43,90% năm 2015.
2.1.2.3. Vốn đầu tư nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội
Năm 2005, tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh là 9.083,86 tỷ đồng, năm 2015, chỉ tiêu này là 4339,77 tỷ đồng (giá 2010). Trong giai đoạn 2005-2015, vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh giảm dần, tốc độ giảm 7,12%/năm.
Vốn đầu tư nhà nước năm 2005 trên địa bàn tỉnh là 7.993,27 tỷ đồng, đến năm 2015 chỉ tiêu này là 1687,91 tỷ đồng, tốc độ giảm 14,4%/năm.
- Tổng vốn đầu tư cho Ngành nông lâm nghiệp năm 2005 là 304,98 tỷ đồng, đến năm 2015 chỉ còn 153,53 tỷ đồng, tốc độ giảm 6,63%/năm.
- Ngành thủy sản, tổng vốn đầu tư năm 2010 là 4,85 tỷ đồng, đến năm 2015, chỉ tiêu này còn 1,22 tỷ đồng, tốc độ giảm 24,08%/năm.
Về cơ cấu vốn đầu tư: Giai đoạn 2005-2015, vốn đầu tư của nhà nước giảm dần, từ 87,77% năm 2005 xuống còn 38,41%; Vốn đầu tư nhà nước cho ngành nông lâm nghiệp tăng từ 4,49% lên 9,02% tổng vốn đầu tư nhà nước; Tuy nhiên cơ cấu vốn đầu tư nhà nước cho lĩnh vực thủy sản giảm đáng kể, từ 3,63% năm 2010 xuống còn 0,75% tổng vốn nhà nước đầu tư nhà nước năm 2015.
Điều này phát ánh đúng thực tế xu hướng đầu tư trong giai đoạn này đó là chuyển dần vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội từ nguồn ngân sách của nhà nước sang các nguồn vốn xã hội hóa khác (vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn dân đóng góp,...).
* Số dân sự gia tăng dân số
Năm 1999, số dân của Tuyên Quang là 685.792 người. Đến năm 2015, số dân của tỉnh là 760.289 chiếm khoảng 0,85% tổng số dân của cả nước.
Bảng 2.1. Dân số, diện tích và mật độ dân số phân theo các huyện,
thành phố tỉnh Tuyên Quang
TT Các đơn vị (ngƣời) Dân số Diện tích (km2)
Mật độ (ngƣời/km2)
1 TP Tuyên Quang 94.855 119,060 797
2 Huyện Na Hang 43.964 863,537 51
3 Huyện Chiêm Hoá 129.836 1278,823 102
4 Huyện Hàm Yên 115.026 900,546 128
5 Huyện Yên Sơn 165.908 1133,015 146
6 Huyện Sơn Dương 179.499 787,952 228
7 Huyện Lâm Bình 31.201 784,968 40
Tổng số 760.289 5.867,900 130
(Nguồn: Niên giám thống kê 2015)
0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 TP Tuyên Quang Huyện Na Hang Huyện Chiêm Hoá Huyện Hàm Yên Huyện Yên
Sơn Huyện Sơn Dương
Huyện Lâm Bình
Dân số (người) Diện tích (km2) Mật độ (người/km2)
Biểu đồ 2.1. Dân số, diện tích và mật độ dân số phân theo các huyện,
So với các tỉnh trung du và miền núi, tốc độ gia tăng dân số của Tuyên Quang tương đố thấp. Tỉ suất gia tăng tự nhiên liên tục giảm và đạt mức trung bình năm là 1,6% trong thời kỳ giữa hai cuộc điều tra dân số gần đây nhất. Nhờ thực hiện tốt công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình cùng với sự đổi mới về kinh tế xã hội.
Vì gia tăng cơ học không đáng kể nên tình hình gia tăng dân số của Tuyên Quang là do gia tăng dân số tự nhiên quyết định. Mức tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 1,49% năm 2009 xuống 0,91 năm 2015.
* Kết cấu dân số
Do trong một thời gian dài với tốc độ gia tăng cao nên Tuyên Quang có kết cấu dân số thuộc loại trẻ. Trong tổng số dân, số người dưới 15 tuổi chiếm tỉ trọng cao, còn số người từ 60 tuổi trở lên lại có tỉ trọng rất thấp. Với kết cấu dân số như vậy, bên cạnh lợi thế là nguồn lao động dồi dào là mối lo về các vấn đề lao động - việc làm. Tính bình quân cứ 1 người trong độ tuổi lao động phải nuôi 1,13 người dưới và trên độ tuổi lao động, trong đều kiện nền kinh tế của tỉnh còn chậm phát triển.
* Kết cấu theo lao động
Do dân số trẻ nên lực lượng lao động ở Tuyên Quang tương đối dồi dào (gần 47% dân số). Tuy nhiên, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế.
Số lao động đang tham gia vào các ngành kinh tế chủ yếu tập trung vào khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp); hiện nay, khu vực này chiếm 54% tổng số lao động. Trong khi đó, tỉ lệ lao động ở khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) lại tương đối thấp (tương ứng là 18% và 28%)
Mặc dù nền kinh tế còn chậm phát triển, nhưng đến năm 1995, Tuyên Quang là tỉnh miền núi đầu tiên đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ. Tỉ lệ biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên đạt trên 99%
* Phân bố dân cư
Dân cư của tỉnh Tuyên Quang phân bố không đồng đều trên lãnh thổ. Nhìn chung mật độ dân số thấp, chỉ có 130 người / km2, thấp hơn mức bình
quân của cả nước (231 người/ km2, 2009) gần 2 lần và xấp xỉ mật độ dân số