Định hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 85 - 87)

2020

Trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang 5 năm 2015 - 2020 nêu rõ: đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho LĐNT. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho LĐNT. Đưa thu nhập bình quân khu vực nông thôn vào năm 2020 đạt trên 28 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn dưới 60%, tăng tỷ lệ lao động lĩnh vực dịch vụ, du lịch.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp Tuyên Quang theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Phát triển nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới văn minh, tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân. Phát triển nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường.

Bảng 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2020

Đơn vị: %

Đến năm Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Tổng số

2015 40 50 10 100

2020 36 52 12 100

(Nguồn: Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND ngày 5/4/2012 về Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 )

Đẩy mạnh các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ giữa các vùng, đảm bảo liên kết giữa đô thị và nông thôn. Triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020. Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hiện đại. Xác định và đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và có thị trường tiêu thụ ổn định. Phát triển du lịch, dịch vụ, đẩy mạnh giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động để thu hút nhiều lao động, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh các giải pháp thu hút vốn đầu tư, phát triển các khu công nghiệp - dịch vụ thu hút và giải quyết việc làm. [Kế hoạch số 09/KH-UBND]

Giai đoạn 2015 - 2020, tập trung phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục nghề nghiệp, chú trọng nâng cao chất lượng dạy nghề; đồng thời, tập trung dạy nghề chất lượng cao, ưu tiên tập chung cho các ngành thế mạnh của tỉnh, như sản xuất, chế biến nông lâm sản, du lịch, phát triển các nghề truyền thống.

Tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hoá giáo dục đào tạo, huy động nguồn lực đầu tư của Nhà nước và của các nhà đầu tư khác để tăng nhanh số lao động qua đào tạo nghề ở cả 3 cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Có số lượng và cơ cấu ngành nghề đa dạng cho lao động xã hội

trình độ chuyên môn kỹ thuật hợp lý. Số LĐNT qua đào tạo nghề giai đoạn 2011- 2015 đạt khoảng 20.000 người, giai đoạn 2016- 2020 đào tạo nghề khoảng 30.000 người.

3.1.2. Định hướng đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tiến hành rà soát số LĐNT có nhu cầu học nghề và xây dựng kế hoạch đào tạo nghề sát với nhu cầu thực tế, cụ thể từng năm và cả giai đoạn.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố phối hợp với các cơ sở dạy nghề chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn và giới thiệu việc làm cho LĐNT. Trung bình hằng năm có trên 7.000 lao động được tư vấn học nghề, cụ thể từng năm.

Bảng 3.2. Mục tiêu dạy nghề cho LĐNT tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-

2020

TT Nội dung Giai đoạn

2011-2015

Giai đoạn 2016-2020 1 Đào tạo nghề các trình độ, trong đó: 20.000 30.000

- Đào tạo sơ cấp nghề và dưới 3 tháng (người) 18.500 26.800 - Đào tạo trình độ TCN, CĐN (người) 1.500 3.200 2 Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề (%) 75 80

3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 55 65

4 Giải quyết việc làm mới (người) 14.000 24.000

(Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn số liệu)

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 85 - 87)