Những tồn tại, yếu kém

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 81)

Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, công tác đào tạo nghề cho LĐNT trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế đó là:

Mặc dù công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề đã được triển khai sâu rộng, nhưng phần lớn người lao động và một số các cán bộ tại thôn, xóm, bản chưa hiểu sâu về chính sách đào tạo nghề của Nhà nước. Điều này làm cho một bộ phận không nhỏ số người LĐNT tham gia học nghề không phải do có nhu cầu thực tế từ bản thân, gia đình mà đi học theo phong trào, đi học để lấy tiền hỗ trợ. Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề cho người lao động.

Ngành nghề đào tạo cho LĐNT chưa phong phú, chưa đa dạng; các cơ sở dạy nghề mới chủ yếu tập trung đào tạo một số nghề mà các cơ sở dạy nghề vẫn đang thực hiện đó là: Trồng trọt (trồng lúa, trồng chè, trồng cam..., chăn nuôi thú y (chăn nuôi lợn, chăn nuôi trâu, bò, chăn nuôi gia súc, gia cầm....), May công nghiệp, Sửa chữa máy nông nghiệp… Một số nghề như: Điện tử, điện lạnh, điện nước và dịch vụ, du lịch mà người lao động có nhu cầu nhưng các cơ sở dạy nghề chưa tổ chức đào tạo được.

được mở rộng, chưa có sự phối hợp, ký kết đào tạo 3 bên nên việc dạy nghề chưa có sự gắn kết với quy hoạch phát kinh tế của vùng, miền và nhu cầu người sử dụng lao động của doanh nghiệp. Ngành nghề đào tạo chưa phong phú, chưa sát với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

Theo kết quả điều tra xã hội học, có 114/300 người cho rằng những nghề đã tổ chức chưa thực sự phù hợp với đặc thù của địa phương. 9/20 cán bộ quản lý dạy nghề khẳng định số lượt nghề đã được đào tạo chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng xã, huyện.

Công tác định hướng việc làm sau đào tạo chưa được thực hiện rộng rãi. Theo kết quả điều tra xã hội học, có 224/300 không được cung cấp thông tin hỗ trợ tìm kiếm việc làm hoặc nguồn ra cho sản phẩm.

Những người có việc làm thì chất lượng việc làm chưa ổn định, một số LĐNT sau khi học nghề tạo được việc làm nhưng sau một thời gian đã nghỉ việc do thu nhập thấp không đảm bảo đời sống.

Công tác đào tạo nghề cho LĐNT vẫn chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Việc triển khai công tác đào tạo nghề còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành kinh tế; thiếu định hướng dài hạn, chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch nông thôn mới, nhất là quy hoạch sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thị trường.

Một số nơi dạy nghề còn chạy theo số lượng, chất lượng thấp, chưa phù hợp với yêu cầu của người học và người sử dụng lao động. Tư vấn, hướng nghiệp học nghề chưa phù hợp với điều kiện, khả năng của người dân và nhu cầu xã hội. Việc lựa chọn cơ sở đào tạo chưa thực sự dựa trên năng lực, chất lượng đào tạo. Mạng lưới cơ sở dạy nghề còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất, thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn thiếu về số lượng và yếu về nghiệp vụ. Công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình đào tạo và sau khi đào tạo còn hạn chế. Công tác tư vấn hướng nghiệp chọn nghề

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 79 - 81)