Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 81)

* Nguyên nhân chủ quan

Nhận thức của các cấp chính quyền, cán bộ chủ chốt ở một số địa phương chưa đầy đủ, chưa quan tâm đúng mức đến công tác dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực LĐNT để thực hiện phát triển kinh tế; chưa đầu tư, huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện các giải pháp đồng bộ từ quy hoạch sản xuất, thu hút các doanh nghiệp đầu tư về nông thôn, tổ chức đào tạo nghề, hỗ trợ vốn sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm, gắn với xây dựng nông thôn mới để thực hiện.

Công tác tham mưu đề xuất của cơ quan thường trực và một số thành viên của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án ở một số địa phương còn hạn chế.

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc đào tạo nghề cho LĐNT và việc tham mưu đề xuất giải quyết các vướng mắc khó khăn của các Bộ, ngành còn chậm. Mặc dù Luật Giáo dục nghề nghiệp chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, với thay đổi căn bản chuyển toàn bộ hệ thống CĐ, CĐ nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề - vốn trước đây thuộc sự quản lý của hai bộ Giáo dục & Đào tạo và LĐ-TBXH nhập chung vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp thống nhất, nhưng tại thời điểm đó cũng chưa có bộ nào chính thức được phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước với hệ thống này.

Đại bộ phận LĐNT chưa có nhận thức đúng về đào tạo nghề, học nghề. Một phần do tập quán và thói quen canh tác, nông dân tiến hành sản xuất nông nghiệp theo kinh nghiệm, nông dân coi sản xuất nông nghiệp nói riêng và các hoạt động khác trong khu vực nông thôn nói chung là công việc giản đơn không phải học. Do đó nông dân nhận thức về việc học tập để sản xuất chưa thực sự cần cho bản thân họ. Nhu cầu học tập của họ được dồn vào cho thế hệ con cháu với mục đích là tìm lối thoát khỏi nghề nông và cuộc sống ở nông thôn.

Đào tạo nghề cho LĐNT trong một thời gian dài chưa được coi trọng đúng mức. Nhiều Bộ, ngành, địa phương và xã hội nhận thức chưa đầy đủ về đào tạo nghề cho LĐNT, coi đào tạo nghề chỉ là cứu cánh có tính thời điểm, không phải là vấn đề quan tâm thường xuyên, liên tục và có hệ thống.

Đào tạo nghề hiện nay chưa tập trung vào các ngành mũi nhọn trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ…Đồng thời nhận thức về nguồn lao động lâu nay mới được quan tâm về mặt số lượng, về chất lượng, trình độ của nguồn lao động như khả năng và năng lực thực hiện các công việc có hiệu quả cao ít được chú ý đặc biệt là đối với LĐNT.

Các hoạt động dạy nghề cho LĐNT hiện mới chỉ dừng lại ở mức quy mô nhỏ, rời rạc, thiếu thống nhất, thông qua các chương trình hoặc hoạt động như khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư là chủ yếu. Việc xây dựng các chiến lược đào tạo, kế hoạch đào tạo LĐNT dài hạn cho các vùng, miền chưa hiện thức hoặc chưa căn cứ vào thực trạng lao động, định hướng phát triển của địa phương, nhu cầu về nguồn nhân lực.

Việc dạy nghề cho LĐNT hiện nay chưa đầy đủ và chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa đảm bảo tính hệ thống, chưa có tổ chức quản lý thống nhất. Sự chưa đồng bộ thể hiện qua việc lập kế hoạch đào tạo, dạy nghề giữa cấp Trung ương, cấp tỉnh, giữa các Bộ và cơ sở, các dự án hỗ trợ phát triển.

Các trung tâm dạy nghề chưa gần với địa bàn của người có nhu cầu học nghề tại khu vực nông thôn; đối tượng đến học cũng không phải là nông dân, những người đang làm việc ở khu vực nông thôn mà mới chỉ dừng lại ở đối tượng con em của nông dân là chủ yếu, các điều kiện dạy và học rất hạn chế cả về quy mô và tính kỹ thuật, khó có khả năng đáp ứng được các mục tiêu đào tạo.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề cho LĐNT còn thiếu về số lượng và chất lượng, đa số các Trung tâm không có giáo viên cơ hữu, phần lớn là giáo viên hợp đồng theo thời vụ cho nên không có sự chủ động về giáo viên dẫn đến chất lượng giáo viên còn hạn chế.

Hầu hết các giáo viên dạy nghề cho LĐNT thiếu kiến thức và kỹ năng khi làm việc với nông dân. Mặt khác các hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực nông thôn rất đa dạng, đồi hỏi người giáo viên không chỉ có kiến thức chuyên môn, mà còn cần có những kiến thức lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng mô hình, giám sát đánh giá...

công nghệ trong nông nghiệp, đồng thời chưa căn cứ vào nhu cầu học tập của người lao động, chưa có sự tham gia của người nông dân trong quá trình xây dựng và phát triển tài liệu. Các tài liệu phần lớn viết theo hướng hàn lâm, viết nhiều và dài, trong khi đó với tâm lý đa số người nông dân rất ngại đọc các tài liệu viết dài, nhiều chữ ít có hình ảnh minh họa.

Thời gian và các tổ chức lớp học chưa thực sự phù hợp LĐNT. Phần lớn người học là lao động chính trong gia đình nên việc duy trì sỹ số, sự chuyên cần trong học nghề chưa cao; phương pháp giảng dạy theo hướng lý thuyết nhiều, ít được thực hành.

Việc tố chức các lớp dạy nghề cho LĐNT mới chỉ dựa trên nhu cầu học nghề mà chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng huyện và của cả tỉnh. Cụ thể: chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế sản xuất hành hóa tập chung của từng vùng, quy hoạch phát triển các làng nghề. Sự phối hợp với các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra sau học nghề còn lỏng lẻo.

Các cơ sở dạy nghề hầu như chưa phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong việc biên soạn chương trình đào tạo nghề để cung cấp lao động cho doanh nghiệp.

* Nguyên nhân khách quan

Nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn; nhiều doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất chịu tác động mạnh mẽ của thị trường nên hoạt động cầm chừng hoặc ngưng trệ; thời tiết biến đối phức tạp nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho LĐNT.

Cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề trong tỉnh còn chưa được trang bị đồng bộ và đầy đủ.

Trình độ sử dụng máy móc hiện đại, tiên tiến của giáo viên, người dạy nghề còn chưa được bồi dưỡng hướng dẫn đầy đủ dẫn đến nhiều máy hiện đại (như máy cắt, hàn công nghệ cao, máy tiện...) chưa được sử dụng hết công suất.

Tiểu kết chƣơng 2

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản. Lực lượng lao động khu vực nông thôn chiếm đại đa số. Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ lao động sản xuất nông, lâm nghiệp; đầu tư nâng cấp các Trung tâm dạy nghề và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động sau học nghề đã được quan tâm. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp có việc làm cao, một số nghề như May công nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi thú y, học sinh sau khi tốt nghiệp tạo được việc làm bằng chính nghề đã học. Nhiều LĐNT sau khi học nghề đã đã thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh, lập trang trại tạo việc làm cho bản thân và cho người khác góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong khu vực nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương. Một số LĐNT sau khi học nghề đã trở thành hộ khá, hộ giàu.

Số LĐNT thuộc hộ nghèo, sau học nghề có việc làm, thu nhập đã thoát nghèo, chiếm 15,81% số người thuộc hộ nghèo được học nghề và 324 người sau học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn mức thu nhập trung bình của các hộ dân trong vùng (hộ có thu nhập khá), chiếm 1,7% tổng số người được học nghề.

Hiệu quả đào tạo đang được phát huy kinh tế phát triển nhanh, đời sống văn hóa, tinh thần từng bước được thay đổi.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH TUYÊN QUANG TRONG GIAI

ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Định hƣớng đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 2020

Trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang 5 năm 2015 - 2020 nêu rõ: đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho LĐNT. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho LĐNT. Đưa thu nhập bình quân khu vực nông thôn vào năm 2020 đạt trên 28 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn dưới 60%, tăng tỷ lệ lao động lĩnh vực dịch vụ, du lịch.

Quy hoạch phát triển nông nghiệp Tuyên Quang theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Phát triển nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới văn minh, tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân. Phát triển nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường.

Bảng 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2020

Đơn vị: %

Đến năm Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Tổng số

2015 40 50 10 100

2020 36 52 12 100

(Nguồn: Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND ngày 5/4/2012 về Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 )

Đẩy mạnh các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ giữa các vùng, đảm bảo liên kết giữa đô thị và nông thôn. Triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020. Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hiện đại. Xác định và đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và có thị trường tiêu thụ ổn định. Phát triển du lịch, dịch vụ, đẩy mạnh giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động để thu hút nhiều lao động, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh các giải pháp thu hút vốn đầu tư, phát triển các khu công nghiệp - dịch vụ thu hút và giải quyết việc làm. [Kế hoạch số 09/KH-UBND]

Giai đoạn 2015 - 2020, tập trung phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục nghề nghiệp, chú trọng nâng cao chất lượng dạy nghề; đồng thời, tập trung dạy nghề chất lượng cao, ưu tiên tập chung cho các ngành thế mạnh của tỉnh, như sản xuất, chế biến nông lâm sản, du lịch, phát triển các nghề truyền thống.

Tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hoá giáo dục đào tạo, huy động nguồn lực đầu tư của Nhà nước và của các nhà đầu tư khác để tăng nhanh số lao động qua đào tạo nghề ở cả 3 cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Có số lượng và cơ cấu ngành nghề đa dạng cho lao động xã hội

trình độ chuyên môn kỹ thuật hợp lý. Số LĐNT qua đào tạo nghề giai đoạn 2011- 2015 đạt khoảng 20.000 người, giai đoạn 2016- 2020 đào tạo nghề khoảng 30.000 người.

3.1.2. Định hướng đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tiến hành rà soát số LĐNT có nhu cầu học nghề và xây dựng kế hoạch đào tạo nghề sát với nhu cầu thực tế, cụ thể từng năm và cả giai đoạn.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố phối hợp với các cơ sở dạy nghề chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn và giới thiệu việc làm cho LĐNT. Trung bình hằng năm có trên 7.000 lao động được tư vấn học nghề, cụ thể từng năm.

Bảng 3.2. Mục tiêu dạy nghề cho LĐNT tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-

2020

TT Nội dung Giai đoạn

2011-2015

Giai đoạn 2016-2020 1 Đào tạo nghề các trình độ, trong đó: 20.000 30.000

- Đào tạo sơ cấp nghề và dưới 3 tháng (người) 18.500 26.800 - Đào tạo trình độ TCN, CĐN (người) 1.500 3.200 2 Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề (%) 75 80

3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 55 65

4 Giải quyết việc làm mới (người) 14.000 24.000

(Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn số liệu)

3.1.3. Định hướng quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn

Tỉnh đã đầu tư để đảm bảo mỗi huyện có 01 Trung tâm để dạy nghề cho lao động địa phương (xây dựng mới Trung tâm dạy nghề hoặc nâng cấp,

Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp).

Tiếp tục đầu tư xây dựng CSVC, phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phát triển đội ngũ giáo viên ĐTN đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đào tạo và 100% đạt chuẩn về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy gắn liền với nhu cầu của người sử dụng lao động.

Bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức mới về nghề cho người lao động, theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, chương trình chuyển giao công nghệ mới; đồng thời, trang bị cho người lao động năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc một số kỹ năng nghề nhất định, nhằm phố cập nghề cho thanh niên và người lao động, tăng cơ hội tìm việc làm và tự tạo việc làm. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết đào tạo giữa đơn vị sử dụng và cơ sở dạy nghề. Phát triển các mô hình, hình thức phối hợp, hợp tác và hỗ trợ đào tạo, đáp ứng theo nhu cầu hợp tác của doanh nghiệp, của xã hội. Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập hoặc hợp tác thành lập cơ sở đào tạo nghề.

Ưu tiên đào tạo công nhân kỹ thuật cao, công nhân lành nghề. Chú trọng đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp cho thanh niên nông thôn tại khu vực đô thị hóa, không còn đất sản xuất nông nghiệp. Tổ chức đào tạo các nghề truyền thống tại các làng nghề.

3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp cần được xây dựng trên cơ sở kế thủa được những điểm mạnh, khắc phục dược các điểm yếu của những biện pháp đang thực hiện tận dụng tối đa việc kết hợp các biện pháp cũ đang áp dụng có hiệu qui với các biện pháp mới có tính đột phá để tạo thành một bước nhảy mới về chất.

Mỗi biện pháp đưa ra để giải quyết một nhiệm vụ nhất định phải nằm trong một hệ thống các biện pháp đã có và sẽ có nhằm đạt mục tiêu chung. Các biện pháp phải tạo ra sự đồng bộ, nhất quán, tránh được sự chồng chéo trong tổ chức thực hiện. Việc thực hiện các biện pháp sẽ phát huy được tính “trồi” trong hệ thống, đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lí.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 81)