Điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 53)

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Tuyên Quang là tỉnh miền núi có nền kinh tế với điểm xuất phát thấp, sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm ưu thế. Nền sản xuất hàng hoá đang trong quá trình hình thành.

Năm 2010 là 10.321,14 tỷ đồng, năm 2015, là 14.260,38 tỷ đồng; giai đoạn 2005-2010 tăng trưởng đạt 12,62%/năm, giai đoạn 2010-2015 là 6,68%/năm, trong đó ngành nông lâm thủy sản đạt tốc độ 3,64%/năm; ngành công nghiệp – xây dựng 10,48%/năm; ngành thương mại dịch vụ 6,58%/năm

Năm 2005, tổng sản phẩm theo giá hiện hành đạt 3.467,1 tỷ đồng, đến năm 2015 là 20.414,15 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với năm 2010, gấp 6 lần so với năm 2005.

Trong giai đoạn 2005 - 2015, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực. Đó là: tăng tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại và công nghiệp - xây dựng; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cơ cấu ngành nông nghiệp giảm từ 39,36% năm 2005 xuống 28,63% năm 2015, công nghiệp - xây dựng tăng khá từ 25,10% năm 2005 lên 27,46% năm 2015, dịch vụ - thương mại tăng đều từ 35,43% năm 2005 lên 43,90% năm 2015.

2.1.2.3. Vốn đầu tư nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2005, tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh là 9.083,86 tỷ đồng, năm 2015, chỉ tiêu này là 4339,77 tỷ đồng (giá 2010). Trong giai đoạn 2005-2015, vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh giảm dần, tốc độ giảm 7,12%/năm.

Vốn đầu tư nhà nước năm 2005 trên địa bàn tỉnh là 7.993,27 tỷ đồng, đến năm 2015 chỉ tiêu này là 1687,91 tỷ đồng, tốc độ giảm 14,4%/năm.

- Tổng vốn đầu tư cho Ngành nông lâm nghiệp năm 2005 là 304,98 tỷ đồng, đến năm 2015 chỉ còn 153,53 tỷ đồng, tốc độ giảm 6,63%/năm.

- Ngành thủy sản, tổng vốn đầu tư năm 2010 là 4,85 tỷ đồng, đến năm 2015, chỉ tiêu này còn 1,22 tỷ đồng, tốc độ giảm 24,08%/năm.

Về cơ cấu vốn đầu tư: Giai đoạn 2005-2015, vốn đầu tư của nhà nước giảm dần, từ 87,77% năm 2005 xuống còn 38,41%; Vốn đầu tư nhà nước cho ngành nông lâm nghiệp tăng từ 4,49% lên 9,02% tổng vốn đầu tư nhà nước; Tuy nhiên cơ cấu vốn đầu tư nhà nước cho lĩnh vực thủy sản giảm đáng kể, từ 3,63% năm 2010 xuống còn 0,75% tổng vốn nhà nước đầu tư nhà nước năm 2015.

Điều này phát ánh đúng thực tế xu hướng đầu tư trong giai đoạn này đó là chuyển dần vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội từ nguồn ngân sách của nhà nước sang các nguồn vốn xã hội hóa khác (vốn doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn dân đóng góp,...).

* Số dân sự gia tăng dân số

Năm 1999, số dân của Tuyên Quang là 685.792 người. Đến năm 2015, số dân của tỉnh là 760.289 chiếm khoảng 0,85% tổng số dân của cả nước.

Bảng 2.1. Dân số, diện tích và mật độ dân số phân theo các huyện,

thành phố tỉnh Tuyên Quang

TT Các đơn vị (ngƣời) Dân số Diện tích (km2)

Mật độ (ngƣời/km2)

1 TP Tuyên Quang 94.855 119,060 797

2 Huyện Na Hang 43.964 863,537 51

3 Huyện Chiêm Hoá 129.836 1278,823 102

4 Huyện Hàm Yên 115.026 900,546 128

5 Huyện Yên Sơn 165.908 1133,015 146

6 Huyện Sơn Dương 179.499 787,952 228

7 Huyện Lâm Bình 31.201 784,968 40

Tổng số 760.289 5.867,900 130

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015)

0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 TP Tuyên Quang Huyện Na Hang Huyện Chiêm Hoá Huyện Hàm Yên Huyện Yên

Sơn Huyện Sơn Dương

Huyện Lâm Bình

Dân số (người) Diện tích (km2) Mật độ (người/km2)

Biểu đồ 2.1. Dân số, diện tích và mật độ dân số phân theo các huyện,

So với các tỉnh trung du và miền núi, tốc độ gia tăng dân số của Tuyên Quang tương đố thấp. Tỉ suất gia tăng tự nhiên liên tục giảm và đạt mức trung bình năm là 1,6% trong thời kỳ giữa hai cuộc điều tra dân số gần đây nhất. Nhờ thực hiện tốt công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình cùng với sự đổi mới về kinh tế xã hội.

Vì gia tăng cơ học không đáng kể nên tình hình gia tăng dân số của Tuyên Quang là do gia tăng dân số tự nhiên quyết định. Mức tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 1,49% năm 2009 xuống 0,91 năm 2015.

* Kết cấu dân số

Do trong một thời gian dài với tốc độ gia tăng cao nên Tuyên Quang có kết cấu dân số thuộc loại trẻ. Trong tổng số dân, số người dưới 15 tuổi chiếm tỉ trọng cao, còn số người từ 60 tuổi trở lên lại có tỉ trọng rất thấp. Với kết cấu dân số như vậy, bên cạnh lợi thế là nguồn lao động dồi dào là mối lo về các vấn đề lao động - việc làm. Tính bình quân cứ 1 người trong độ tuổi lao động phải nuôi 1,13 người dưới và trên độ tuổi lao động, trong đều kiện nền kinh tế của tỉnh còn chậm phát triển.

* Kết cấu theo lao động

Do dân số trẻ nên lực lượng lao động ở Tuyên Quang tương đối dồi dào (gần 47% dân số). Tuy nhiên, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế.

Số lao động đang tham gia vào các ngành kinh tế chủ yếu tập trung vào khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp); hiện nay, khu vực này chiếm 54% tổng số lao động. Trong khi đó, tỉ lệ lao động ở khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) lại tương đối thấp (tương ứng là 18% và 28%)

Mặc dù nền kinh tế còn chậm phát triển, nhưng đến năm 1995, Tuyên Quang là tỉnh miền núi đầu tiên đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ. Tỉ lệ biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên đạt trên 99%

* Phân bố dân cư

Dân cư của tỉnh Tuyên Quang phân bố không đồng đều trên lãnh thổ. Nhìn chung mật độ dân số thấp, chỉ có 130 người / km2, thấp hơn mức bình

quân của cả nước (231 người/ km2, 2009) gần 2 lần và xấp xỉ mật độ dân số trung bình của khu vực miền núi và trung du bắc bộ.

Giữa các huyện, thị có sự chênh lệch đáng kể về mật độ. Dân cư tập trung tương đối đông đúc ở các vùng thấp, địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước hay các thị xã, thị trấn, nơi gần đường giao thông. Ngược lại, ở cùng cao dân cư thưa thớt.

Thành phố Tuyên Quang là nơi có mật độ dân số cao nhất (797 người/ km2) gấp hơn 6 lần so với mức trung bình của cả tỉnh và gấp hơn 30 lần so với huyện có mật độ thấp nhất (Lâm Bình). Sự tập trung dân cư đông đúc ở đây gắn liền với vai trò của thành phố, trung tâm hành chính, kinh tế văn hoá lớn nhất tỉnh.

Do là các tỉnh miền núi nên đại bộ phận dân cư sinh sống ở nông thôn, trong các làng bản. Tỉ lệ dân thành thị thấp (12,4%). So với các tỉnh của vùng Đông bắc, về mặt này Tuyên Quang chỉ xếp trên Bắc Kạn (7,43%), Hà Giang (8,45%) và Cao Bằng (10,92%)

Dân cư thành thị tập trung nhiều nhất ở thành phố Tuyên Quang và sau đó là ở các thị trấn: Sơn Dương, Tân Trào (huyện Sơn Dương); Tân Bình (huyện Yên Sơn); Tân Yên (huyện Hàm Yên), Vĩnh Lộc (huyện Chiêm Hoá) và Na Hang (huyện Na Hang).

* Truyền thống lịch sử

Tuyên Quang là một bộ phận lãnh thổ lâu đời của đất nước Việt Nam. Từ lâu các sản vật của tỉnh đã được nhiều người biết đến và ưa chuộng.

Theo dư địa chí (nơi đây có vải hoa xanh và mật ong vàng…Sáp hoa là thứ sáp nấu với thứ hoa rừng mùi rất thơm…"

Tuyên Quang là quê hương của cách mạng với nhiều di tích lịch sử gắn liền với hoạt động của Bác Hồ và Cách mạng tháng Tám. Nằm trong khu căn cứ, Tân Trào là địa điểm được chọn làm thủ đô của khu giải phóng, nơi khai sinh ra chính phủ của nước Việt Nam mới. Trong suốt thời kì kháng chiến chống Pháp,

đây là hậu phương vững chắc, là An toàn khu với những chiến công lừng danh cả nước như chiên thắng sông Lô, chiến thắng đèo Cả, Khe Lau..

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 53)