Tổ chức dự báo, lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào tạo tạo nghề

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 91 - 98)

* Mục tiêu của biện pháp:

Xây dựng chiến lược và kế hoạch về đào tạo nghề cho LĐNT trước mắt và lâu dài đáp ứng nhu cầu xã hội và địa phương.

Thúc đẩy nâng cao năng lực làm việc, chất lượng của LĐNT phải có được những chiến lược cũng như các kế hoạch dạy nghề cho nông dân một cách cụ thể dựa trên chiến lược về phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của tỉnh.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh cần tổ chức bài bản, đầy đủ các nội dung tại lớp tập huấn công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của LĐNT cho lãnh đạo, cán bộ theo dõi công tác dạy nghề của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, xã/phường, thị trấn.

Phòng Lao động Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố cần hướng dẫn cụ thể UBND các xã, thị trấn để tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT. Cần triển khai trên tất cả các thôn, xóm, bản đặc biệt chú trọng các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT từ đó Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh dự báo nhu cầu cần đào tạo cho LĐNT trên địa bàn tỉnh.

Đây là giải pháp mang tính tiền đề của hệ thống giải pháp phát triển dạy nghề nâng cao chất lượng nguồn lao động nói chung, lao động nông thôn của tỉnh nói riêng. Bởi vì, nâng cao chất lượng nguồn lao động và dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh chỉ có thể mang lại hiệu quả kinh tế, đáp ứng các yêu cầu của CNH, HĐH khi có được chiến lược hành động đúng. Từ đó, làm cơ cở xây dựng đề án nâng cao chất lượng nguồn lao động theo từng mặt, rà soát lại đề án đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động cụ thể hơn, nhằm có được một chiến lược nâng cao chất lượng nguồn lao động hiện có và

Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh cần căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội qua đó, xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng nguồn lao động. Có như vậy, các quy hoạch và kế hoạch dạy nghề mới quán triệt được các quan điểm đã nêu ở trên và có tính khả thi.

Hiện tại tỉnh đã xây dựng các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Về thực chất, trong các quy hoạch các vấn đề phát triển nguồn lao động đã được đề cập và được xây dựng các chỉ tiêu cùng với các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội khác. Trong tổ chức thực hiện quy hoạch, phát triển nguồn lao động cũng được xây dựng thành một giải pháp để triển khai thực hiện. Đây là cơ sở để hoàn thiện và xây dựng các kế hoạch dạy nghề.

Mặt khác, Chính phủ đã có đề án dạy nghề cho lao động nông thôn với mục tiêu khá cụ thể cho từng giai đoạn. Căn cứ vào các mục tiêu và nội dung của đề án tỉnh cần cụ thể hóa triển khai quy hoạch và kế hoạch dạy nghề cho địa phương mình.

Việc quy hoạch cần cụ thể hóa mục tiêu theo điều kiện cụ thể của tỉnh, trong đó đưa ra mục tiêu cụ thể về đào tạo từng mặt (trình độ văn hoá, chuyên môn chính, chuyên môn bổ trợ...); cho từng ngành (nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ...) Cần xác định mục tiêu theo từng loại hình dạy nghề và theo nhóm có cùng chức năng của các cơ sở dạy nghề. Cần đặt vấn đề dạy nghề trong tổng hợp các vấn đề đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động nói chung, lao động nông thôn nói riêng.

Tuy nhiên, để quy hoạch dạy nghề cho LĐNT cần tiến hành rà soát lại nguồn lao động ở địa phương, các ngành về số lượng và chất lượng, đặc biệt là ở khối nông, lâm nghiệp. Nắm chắc yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lao động theo hướng CNH, HĐH, yêu cầu của dạy nghề cho lao động nông thôn, thực hiện phân tích đánh giá yêu cầu hiện tại và yêu cầu của tương lai, trên cơ

sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo và dạy nghề mới, đào tạo lại, đào tạo và dạy nghề nâng cao trình độ.

Trước mắt cố gắng bố trí sắp xếp sử dụng hết nguồn lao động đã được đào tạo và dạy nghề đúng ngành, đúng nghề, một mặt để khai thác các tiềm năng hiện có về mặt chất lượng của nguồn lao động, mặt khác tạo động lực khuyến khích người lao động tích cực tham gia vào chiến lược nâng cao chất lượng nguồn lao động và dạy nghề sau khi đã xây dựng quy hoạch và kế hoạch. Tiếp theo đó là sử dụng đồng bộ hệ thống các giải pháp để thực hiện các mục tiêu và yêu cầu đào tạo nghề theo quy hoạch của tỉnh.

Xác định yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực, cả cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ.

Phân tích, đánh giá đúng đắn nguồn lao động hiện có của địa phương, so sánh với yêu cầu về nhân lực, để từ đó xác định nhu cầu, lập kế hoạch bổ sung, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động của địa phương.

Hoàn thiện hệ thống tổ chức dạy nghề cho LĐNT. Xây dựng mạng lưới cơ sở dạy nghề cho nông dân trên cơ sở xem xét, đánh giá lại các tổ chức đã tham gia vào công tác dạy nghề cho LĐNT trong thời gian qua trên tất cả các mặt, từ hệ thống trường lớp, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, các ngành nghề đang được dạy tại các cơ sở dạy nghề, nội dung, tài liệu và phương pháp giảng dạy cho LĐNT để biết được cái gì đã được, cái gì chưa được cần bố sung và hoàn thiện.

Mạng lưới các cơ sở dạy nghề hiện nay chủ yếu tập trung ở các khu vực thành phố, trung tâm thị trấn, thị tứ trong khi đó, đặc điểm LĐNT là vừa là người lao động vừa là các chủ hộ, họ quan tâm nhiều đến công việc gia đình, cho nên cách bố trí các lớp học thích hợp nhất với LĐNT là gần nơi ở của họ, để sau các buổi học họ có thể tham gia sinh hoạt với gia đình. Do vậy chú trọng phát triển hình thức dạy nghề tại trung tâm học tập cộng đồng trên cơ sở lớp học trên đồng ruộng/ lớp học hiện trường.

Đặc điểm của dạy nghề cho LĐNT để có kết quả cao là tính thực hành của các bài học, cộng với các phương pháp dạy học cho người lớn tuổi. Do vậy đòi hỏi giáo viên dạy nghề cho nông dân ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng tay nghề thành thạo, cần có phương pháp giảng dạy phù hợp với người nông dân.

Về lâu dài, cần xây dựng chương trình đào tạo giáo viên dạy nghề cho nông dân, với các nội dung cần tập trung các chuyên đề về kinh tế, kỹ thuật, nông nghiệp, mà các chuyên đề này là các bài giảng ở lớp, làng, xã. Phương pháp sư phạm, phương pháp khuyến nông, tố chức lớp học, phương pháp đánh giá nhu cầu đào tạo, phát triển tài liệu. Tham quan các mô hình khuyến nông, lâm. Trước mắt cần cần thực hiện chuơng trình đào tạo giáo viên dạy nghề cho nông dân từ các giáo viên tiềm năng như cán bộ khuyến nông xã, cán bộ thú y, bảo vệ thực vật xã, cán bộ khuyến nông huyện, khuyến nông viên cơ sở, cán bộ Hội Nông dân hoặc nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh.

Nội dung, tài liệu, hình thức và phương pháp đào tạo nghề cho nông dân: Để xác định dạy cho nông dân những nội dung gì, các cấp chính quyền địa phương phải lập được kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở kế hoạch nhân lực sẽ xác định được kế hoạch đào tạo nội dung gì, các cơ sở đào tạo có trách nhiệm đào tạo theo kế hoạch của địa phương và chỉ có làm như thế mới có thể quản lý được dạy nghề cho nông dân làm cho quá trình đào tạo gắn được với mục tiêu sử dụng.

Nguyên tắc cơ bản cho việc xác định nội dung đào tạo: Nội dung dạy cho LĐNT cần được xác định cho từng vùng cụ thể, vì mỗi vùng không chỉ có cơ cấu ngành nghề khác nhau mà trình độ dân trí cũng khác nhau. Trong mỗi chương trình nên chia ra nhiều học phần khác nhau, nông dân có thể lựa chọn theo học toàn chương trình hoặc học từng phần riêng biệt, khi học xong

cần cấp chứng chỉ về nghề nghiệp cho nông dân.

Việc xác định chương trình dạy cần có sự tham gia của nông dân. Thông qua việc tiếp xúc tìm hiểu nhu cầu học nghề của nông dân, các nhà hoạch định nội dung chương trình sẽ biết được người LĐNT cần gì, khả năng thu nhận và tư vấn cho họ trong việc lựa chọn, xác định nghề cần học.

Nội dung dạy cho nông dân phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế của vùng, của địa phương, với mục tiêu phân bố lại LĐNT cũng như với khoa học công nghệ cao. Hai nội dung quan trọng của công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn phải được cụ thể hóa từng bước trong các chương trình dạy nghề cho LĐNT. Thời gian và quy mô mỗi khóa học về thời gian học cho mỗi chương trình và mối loại đối tượng. Các chương trình/ khóa học nên thực hiện trọn vẹn một quy trình, chu kỳ sinh trưởng và phát triển...Nếu chương trình khóa học hay chuyên đề có nội dung lớn cần chia nhỏ thành các Module và được tổ chức học theo một trật tự logic với thời gian dài hơn, kết thúc mỗi module, người học đem những kết qủa học được áp dụng vào thực tế công việc, từ đó sẽ thấy được những điều thiếu cần phải được bổ sung để đề xuất, bổ sung cho nội dung học tập của giai đoạn học tiếp theo.

Về quy mô lớp học đào tạo nghề cho nông dân chỉ nên 25-30 người là phù hợp, nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học, cũng như phát huy khả năng tham gia của người học trong quá trình trao đối kinh nghiệm, kiến thức. Tài liệu học tập, tài liệu viết cho các lớp dạy nghề cho LĐNT phải viết ngắn, từ ngữ đơn giản phù hợp với ngôn ngữ địa phương, dễ hiểu dễ nhớ kèm theo các tranh, ví dụ minh họa và các nội dung được trình bày theo trật tự của một quy trình công việc. Giáo trình cần trình bày đẹp, nhỏ, tiện lợi cho học viên sử dụng hàng ngày. Khi xây dựng giáo trình cần chú ý đến yếu tố nông dân trong quá trình phát triển tài liệu, để đảm bào sự phù hợp với nội dung đào tạo, văn hóa và nhu cầu của LĐNT.

Hình thức và phương pháp dạy nghề cho nông dân cần đảm bảo nguyên tắc sau:

Học trọn một vụ cây trồng (lúa, ngô, khoai, sắn..), trọn một giai đoạn của dự án, trọn một công việc, trọn một quy trình sản xuất, chế biến.

Học bằng thực hành, học từ kinh nghiệm sẵn có của học viên.

Hoạt động nhóm để phát huy sức mạnh tập thể, nhóm hoạt động không chỉ trong thời gian trên lớp mà duy trì lâu dài trên thực tế : nhóm sở thích, nhóm sản xuất của nông dân.

Chuơng trình học tập mang tính tổng hợp nhiều mặt kiến thức, kỹ năng cơ bản và phuơng pháp đa dạng đảm bảo tính linh động, phù hợp với địa phuơng. Ví dụ như: IPM, TOT…

Đào tạo những học viên giỏi trở thành huớng dẫn viên, giảng viên nông dân. Tăng cuờng hình thức Huấn luyện đồng ruộng cho nông dân (FFS)

Cân bằng về cung - cầu, đào tạo định hướng cầu và tạo ra hệ thống đào tạo nghề linh hoạt.

Vấn đề cơ bản trong việc phát triển đào tạo là tạo ra sự cân bằng và hiệu quả trong việc cung cấp các kỹ năng phù hợp với nhu cầu trong thị trường lao động.

Cần xác định rõ ràng “nhu cầu của ai?”. Trong bối cảnh hiện nay, cần chú trọng nhu cầu của người sử dụng lao động trong thị trường lao động - thể hiện ý tưởng là đào tạo theo định hướng cầu. Do đó, không thể lặp lại các sai lầm trong việc tiếp cận kế hoạch nguồn nhân lực vào những năm 60,70 của thế kỷ trước. Lúc đó các kế hoạch dài hạn, trung hạn về nhu cầu nghề nghiệp được xây dựng dựa trên quyết định về cung đào tạo. Do đó không đáp ứng được nhu cầu khi nền kinh tế không ổn định, sự thay đổi công nghệ, tính chất của quy trình sản xuất kinh doanh và những yếu tố khó có thể dự báo về nhu cầu lao động cũng như các yêu cầu mới về kỹ năng nghề trong tương lai. Các dự báo thường không đáng tin cậy và nhiều phương pháp dự báo không sử dụng được.

Do đó các phương pháp sau có thể được sử dụng đề nhận biết các nhu cầu: sự tham gia của người sử dụng lao động trong việc xác định nhu cầu;

năng lực phân tích xu hướng thị trường; mức độ thu hút và khả năng tạo việc làm thông qua các tiêu chí về mức lương, thời gian lao động; điều tra thực trạng việc làm của người học sau khi học xong; phổ biến tới người lao động về xu hướng việc làm một cách hiệu quả...

* Điều kiện thực hiện:

Phát triển chương trình đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra - CDIO. CDIO được hình thành năm 1990 nhằm góp phần cải cách giáo dục đào tạo. CDIO là mô hình đổi mới có tính tích cực ngày càng được áp dụng rộng rãi, mô hình dựa trên chuẩn đầu ra của mỗi ngành nghề, mỗi cơ sở dạy nghề để thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp.

Mục tiêu của mô hình là hướng tới việc giúp cho học viên có được kỹ năng “cứng” và kỹ năng “mềm” cần thiết khi ra trường, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, đòi hỏi của xã hội cũng như bắt nhịp được với những thay đổi nhanh của kỹ thuật - công nghệ trong thực tiễn sản xuất tại các doanh nghiệp. Người học khi ra trường có thể thích ứng với các thay đối của môi trường làm việc theo hướng tích cực.

Mô hình CDIO cũng đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp và các bên liên quan khác trong việc nâng cao khả năng của người học trong việc tiếp thu các kiến thức cơ bản, đồng thời đẩy mạnh học các kỹ năng cá nhân, giao tiếp, ký năng kiến tạo và thích ứng với các quy trình công nghệ.

Đào tạo theo mô hình CDIO mang lại lợi ích thiết thực cho tất cả các bên tham gia, cụ thể:

Gắn với nhu cầu của người sử dụng lao động, từ đó giúp thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của chủ sử dụng nhân lực. Góp phần giảm thiểu chi phí đào tạo lại trong các doanh nghiệp, giảm bớt người tham gia đào tạo cho học viên.

Giúp người học phát triển toàn diện với các kỹ năng “cứng” và kỹ năng “mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đối và thậm chí đi đầu trong việc thay đối đó. Người học đã được đào tạo theo một

Giúp các chương trình đào tạo được xây dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn. Các công đoạn của quá trình đào tạo sẽ có tính liên thông và gắn kết chặt chẽ. Giáo viên, người dạy nghề phải tuân theo các phương pháp giảng dạy tiên tiến và đáp ứng các tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học. Nhờ vậy sẽ góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên, người dạy nghề có chất lượng cao.

Cách tiếp cận CDIO là tiếp cận phát triển, gắn phát triển chương trình

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 91 - 98)