Định hướng quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 88)

Tỉnh đã đầu tư để đảm bảo mỗi huyện có 01 Trung tâm để dạy nghề cho lao động địa phương (xây dựng mới Trung tâm dạy nghề hoặc nâng cấp,

Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp).

Tiếp tục đầu tư xây dựng CSVC, phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phát triển đội ngũ giáo viên ĐTN đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đào tạo và 100% đạt chuẩn về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy gắn liền với nhu cầu của người sử dụng lao động.

Bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức mới về nghề cho người lao động, theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, chương trình chuyển giao công nghệ mới; đồng thời, trang bị cho người lao động năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc một số kỹ năng nghề nhất định, nhằm phố cập nghề cho thanh niên và người lao động, tăng cơ hội tìm việc làm và tự tạo việc làm. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết đào tạo giữa đơn vị sử dụng và cơ sở dạy nghề. Phát triển các mô hình, hình thức phối hợp, hợp tác và hỗ trợ đào tạo, đáp ứng theo nhu cầu hợp tác của doanh nghiệp, của xã hội. Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập hoặc hợp tác thành lập cơ sở đào tạo nghề.

Ưu tiên đào tạo công nhân kỹ thuật cao, công nhân lành nghề. Chú trọng đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp cho thanh niên nông thôn tại khu vực đô thị hóa, không còn đất sản xuất nông nghiệp. Tổ chức đào tạo các nghề truyền thống tại các làng nghề.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)