Khái quát về các cơ sở đào tạo cho LĐNT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 55)

Báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang, tính đến cuối năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 15 cơ sở dạy nghề, trong đó có 01 trường cao đẳng nghề, 02 trường trung cấp nghề, 09 trung tâm dạy nghề, 01 trường trung học chuyên nghiệp có hoạt động dạy nghề, 01 trung tâm sự nghiệp có hoạt động dạy nghề và 01 cơ sở dạy nghề. Trong đó số cơ sở tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn là 13 cơ sở.

Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 có 04 trung tâm dạy nghề cấp huyện được thành lập (trung tâm Dạy nghề các huyện: Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang và Lâm Bình) 6/6 huyện trên địa bàn tỉnh có trung tâm dạy nghề.

Huyện Sơn Dương đã triển khai sát nhập trung tâm Dạy nghề với trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp thành trung tâm Dạy nghề huyện Sơn Dương chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện Sơn Dương; các huyện khác gồm: Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và Lâm Bình đã triển khai giao bổ sung nhiệm vụ Giáo dục thường xuyên cho trung tâm Dạy nghề các huyện và chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện, cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Tổng hợp cơ sở tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động

nông thôn

Năm Tổng số cơ

sở dạy nghề

Trong đó Trƣờng Cao

đẳng nghề Trƣờng Trung cấp nghề Trung tâm Dạy nghề động dạy nghề Cơ sở có hoạt

2011 13 01 02 08 02

2012 13 01 02 08 02

2013 15 01 02 09 03

2014 15 01 02 09 03

2015 15 01 02 09 03

* Trường Cao đẳng nghề, Tổ chức bộ máy gồm: + Hội đồng trường;

+ Ban Giám hiệu; + Các Hội đồng tư vấn; + Các phòng chức năng; + Các khoa chuyên môn; + Các trung tâm.

* Trường Trung cấp nghề, Tổ chức bộ máy gồm: + Hội đồng trường;

+ Ban Giám hiệu; + Các Hội đồng tư vấn; + Các phòng chức năng; + Các khoa chuyên môn;

* Trung tâm Dạy nghề, Tổ chức bộ máy gồm:

+ Lãnh đạo trung tâm: Có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc. + Các phòng, bộ phận trực thuộc.

Tổng biên chế của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh tính đến 31/12/2015 là 284 gồm:

+ Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ: 65 biên chế. + Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật: 86 biên chế. + Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ Nông dân: 14 biên chế. + Trung tâm Dịch vụ việc làm: 07 biên chế. + Trung tâm Dạy nghề Sát hạch Lái xe: 11 biên chế. + Trung tâm Dạy nghề huyện Sơn Dương: 24 biên chế. + Trung tâm Dạy nghề huyện Yên Sơn: 33 biên chế. + Trung tâm Dạy nghề các huyện: Lâm Bình, Na Hang,

Chiêm Hóa, Hàm Yên, (11 biên chế/đơn vị): 44 biên chế.

Năm 2011 có 114 biên chế, từ năm 2011 đến năm 2015 tăng 146 biên chế do phát triển, thành lập mới trung tâm dạy nghề các huyện và bổ

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề

Từ nguồn kinh phí được hỗ trợ của Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, tổng kinh phí: 44.200 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 55)