Tổ chức tuyên truyền, hướng nghiệp tư vấn học nghề cho LĐNT phù

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 89 - 91)

hợp với định hướng phát triển của vùng miền, địa phương

* Mục tiêu của biện pháp:

- Phổ biến, quán triệt đầy đủ nội dung Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đến tận người dân tại cơ sở

- Biên soạn các tài liệu tuyên truyền đến từng người dân chủ trương của Đảng và Chính phủ, các kế hoạch, mục tiêu đào tạo nghề của địa phương đến từng cơ sở đào tạo nghề và đến từng lao động nông thôn.

- Tuyên truyền về các chính sách ưu đãi đối với lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề.

- Phổ biến, tuyên truyền rộng rãi về các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế là thế mạnh của địa phương để nhân dân tham gia học và làm nghề theo quy hoạch, kế hoạch đó.

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đến từng người dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Làm cho LĐNT biết rõ các thông tin về tổ chức đào tạo nghề cho họ để họ sẵn sàng tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo.

- Nâng cao nhận thức về các lĩnh vực nghề đối với người lao động nông thôn.

- Giúp họ tự chọn lấy một nghề phù hợp với hứng thú và năng lực, sở trường của cá nhân.

- Thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền để nông dân hiểu rõ về mục tiêu, lợi ích của các chương trình dạy nghề cho LĐNT.

- Cùng với công tác tuyên truyền, khuyến khích sự tham gia của nông dân vào quá trình đào tạo nghề, để nông dân nhận thức được vai trò và trách nhiệm của họ đối với công tác dạy nghề thông qua việc xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, giám sát và kiểm tra quá trình đào tạo nghề...

- Hệ thống chính trị tại địa phương từ tỉnh tới cơ sở cần tổ chức tốt việc triển khai hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cụ thể như: Đào tạo sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cho 26.800 người; Đào tạo trình độ TCN, CĐN cho 3.200 người; Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề là 80%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 65% và Giải quyết việc làm mới là 24.000 người.

* Điều kiện thực hiện:

Các tổ chức xã hội, các cơ quan truyền thông đại chúng đồng tâm thực hiện biện pháp.

Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ có thể trở thành lực lượng tiên phong, nòng cốt trong công tác tuyên truyền tư vấn.

Ban chỉ đạo của tỉnh điều hòa, phối hợp tốt các bộ phận chức năng làm việc có hiệu quả.

Chính quyền địa phương các cấp, cũng như các tổ chức khác còn đóng vai trò định hướng, tư vấn về nghề nghiệp, hỗ trợ và tổ chức dạy nghề, nâng cao năng lực làm việc cho LĐNT.

3.3.2. Tổ chức dự báo, lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào tạo tạo nghềcho LĐNT đáp ứng nhu cầu xã hội và địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 89 - 91)