2.2.1.1. Mục đích khảo sát :
Để có cơ sở thực tiễn để đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm quản lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT đạt kết quả tốt. Tác giả đã tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT; thực trạng dạy của giáo viên, hoạt động học của học viên và sự quản lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT của cán bộ quản lý của các Phòng nghề, Trung tâm dạy nghề.
2.2.1.2. Đối tượng khảo sát
Học viên: 300 người Giáo viên: 60 người
Cán bộ quản lý nghề của Phòng LĐTB & XH huyện Yên Sơn, huyện Sơn Dương: 2 người.
Cán bộ quản lý nghề thuộc Phòng nghề thuộc Sở LĐTB & XH tỉnh: 2 người.
Cán bộ quản lý Trung tâm dạy nghề: 6 người
2.2.1.3. Nội dung khảo sát
* Đối với cán bộ quản lý Trung tâm (Giám đốc, Phó Giám đốc):
Tiến hành khảo sát các vấn đề sau: - Một số thông tin cá nhân
- Những hiểu biết của cán bộ quản lý về công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho LĐNT.
- Những biện pháp quản lý hoạt động Lập kế hoạch và thiết kế các chương trình đào tạo, tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo
- Những nhân tố ảnh hưởng tác động đến chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT.
* Đối với giáo viên:
- Một số thông tin về cá nhân giáo viên
- Những hiểu biết của giáo viên về phương pháp, nội dung, chương trình dạy nghề cho LĐNT.
- Cách thức tổ chức các hoạt động dạy nghề cho LĐNT phù hợp tại cơ sở. - Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học mà Ban Giám đốc áp dụng trong Trung tâm.
- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong hoạt động dạy nghề cho LĐNT hiện nay.
* Đối với học viên:
- Một số thông tin cá nhân.
- Tiếp thu của học viên về nội dung phương pháp truyền thụ kiến thức và phương pháp dạy thực hành của giáo viên.
- Những đề xuất, nguyện vọng của học viên trong quá trình học nghề tại cơ sở đào tạo nghề.
2.2.1.4. Phương pháp khảo sát
Sử dụng phiếu hỏi, sử dụng phương pháp quan sát, tọa đàm, phân tích, tổng kết kinh nghiệm của các đối tượng có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Tuyên Quang.