Thực trạng về hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 63 - 67)

Tỉnh xác định hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong việc thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng và công tác đào tạo nghề nói chung.

- Nội dung tuyên truyền:

+ Chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho LĐNT;

+ Vai trò và ý nghĩa của việc tham gia học nghề trong việc phát triển kinh tế - xã hội;

+ Danh mục các nghề đào tạo; + Cơ hội việc làm sau đào tạo. Hình thức tuyên truyền:

+ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tuyên truyền về chương trình thông qua bản tin sinh hoạt chi bộ;

+ Đài phát thanh truyền hình Tuyên Quang thông qua các bản tin, trang tin, phóng sự và hệ thống đài phát thanh cơ sở;

+ Báo Tuyên Quang thông qua các bản tin, trang tin, bài phóng sự, ký sự; + Các cấp Hội, Đoàn thể: thông qua tài liệu sinh hoạt của hội, các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng cán bộ cơ sở, các buổi sinh hoạt của các cấp hội;

+ Mở hội nghị tổ chức hội nghị tuyên truyền gắn với chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Triển khai thực hiện:

Tỉnh giao cho Sở Thông tin và truyền thông hướng dẫn các cơ quan báo chí tuyên truyền công tác đào tạo nghề; mở chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề trên cổng thông tin điện tử của tỉnh; báo đài phát thanh và truyền

hình; mở chuyên mục chuyên trang về đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Công thương cung cấp thông tin thị trường hàng hóa về sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các địa phương.

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt thôn, làng, tổ dân phố; thông qua các điều tra viên đi khảo sát điều tra nhu cầu học nghề đến từng hộ gia đình và chương trình tư vấn cho thanh niên. Các cơ sở dạy nghề tổ chức phổ biến cho giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý biết các chính sách về dạy nghề để tuyển sinh và vận động nhân dân tham gia học nghề.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động lồng ghép để tuyên truyền công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm cho LĐNT.

Tổ chức ngày việc làm trong năm 2014 và năm 2015 đã có hơn 1.100 lượt đoàn viên thanh niên, người lao động trên địa bàn đến tham gia, trong đó có 105 lao động được 11 doanh nghiệp ghi nhớ và nhận hồ sơ tuyển dụng. Thông qua các hoạt động của ngày việc làm đã giúp cho người lao động, đoàn viên thanh niên có nhu cầu tìm việc làm được tiếp cận thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn về xuất khẩu lao động, học nghề. Đây cũng là dịp tạo điều kiện gắn kết giữa cung - cầu lao động, từng bước hình thành và phát triển thị trường lao động, nâng cao nhận thức vai trò vị trí đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội; người lao động biết chính sách của nhà nước, hăng hái tích cực tham gia học nghề.

Hàng năm Trung tâm giới thiệu việc làm tham gia cùng các Huyện, Thành đoàn tổ chức "ngày việc làm", "tư vấn mùa thi", "tư vấn nghề nghiệp"; Đối với các xã đi lại khó khăn, địa bàn chia cắt đã triển khai hình thức tuyên truyền "miệng" cho đội ngũ cán bộ công chức huyện, xã, thôn, tổ trưởng dân phố tuyên truyền sâu rộng công tác đào tạo nghề đến đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Ngoài ra còn tổ chức tuyên truyền lồng ghép với các hoạt động của các cơ quan đơn vị trên địa bàn, lồng ghép với các chương trình mục tiêu khác như chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo, chương trình việc làm.

Theo báo cáo về sơ kết 5 năm (2011-2015) thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT, toàn tỉnh đã tổ chức 824 đợt tuyên truyền cho 128.320 người LĐNT. Tỷ lệ hộ dân biết được chính sách đào tạo nghề cho LĐNT đạt 65%.

Qua hoạt động tuyên truyền, công tác đào tạo nghề được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, bước đầu có sự chuyển biến tích cực về nhận thức, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm góp phần giảm nghèo, ổn định phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Mặc dù công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề được đẩy mạnh triển khai nhưng vẫn có phần lớn LĐNT chưa hiểu đúng, hiểu hết về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho LĐNT. Theo kết quả điều tra xã hội học, có 285/300 LĐNT biết được Nhà nước có chính sách hỗ trợ tố chức các lớp dạy nghề cho LĐNT (chiếm 95%), trong đó có 76 người biết thông tin từ cán bộ địa phương tuyên truyền, giới thiệu, có 67 người biết thông tin từ phương tiện truyền thông, 117 người biết thông tin từ cơ sở dạy nghề thông qua việc tuyển sinh để tố chức các lớp học, 25 người biết thông tin thông qua hàng xóm. Tuy nhiên, có 78 người lựa chọn mục đích tham gia học nghề là học để biết, 89 người đi học không mất tiền, 43 người đi học do thấy hàng xóm nhà mình đi học, chỉ có 90 người đi học nhằm mục đích áp dụng kiến thức vào thực tế sản xuất (chiếm 30%). Qua kết quả điều tra có thể thấy, công tác tuyên truyền đã được triển khai mạnh mẽ qua nhiều thông tin nhưng hiệu quả công tác tuyên truyền chưa cao, đạt 30% người đi học nghề xác định đúng mục đích của việc học nghề. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả dạy nghề trên địa bàn.

Trong thời gian tới, để công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm có hiệu quả, tỉnh Tuyên Quang cần đẩy mạnh, phát huy hơn nữa những

việc đã làm được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại như đã nêu ở trên.

* Thực trạng điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của LĐNT

Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức các lớp tập huấn công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của LĐNT cho Lãnh đạo, cán bộ theo dõi công tác dạy nghề của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, xã/phường, thị trấn.

Phòng Lao động Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố đã hướng dẫn UBND các xã, thị trấn đã tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT. Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT, các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định.

Trên sơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê tỉnh đã hoàn thành 3 cuộc điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của LĐNT, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; khảo sát năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn.

Kết quả: 100% địa phương đã hoàn thành công tác điều tra nhu cầu học nghề của 98.175hộ gia đình với 256.624 LĐNT trên địa bàn 7 huyện, thành phố, trong đó có 85.541 người có nhu cầu học nghề; Trong giai đoạn 2011- 2015, theo kết quả điều tra xã, các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh vụ trên địa bàn tỉnh. Trong đó nhu cầu của ngành nông nghiệp chiếm 57,4%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 18,5%, ngành dịch vụ chiếm 17,5%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 6,6%.

Kết quả khảo sát nhu cầu học nghề cho thấy số lượng LĐNT có nhu cầu học nghề trên địa bàn thành phố là tương đối lớn. Đòi hỏi cơ quan quản lý phải có kế hoạch dạy nghề cụ thể để đáp ứng được như cầu cũng như chất lượng đào tạo cho nhóm đối tượng trên. Nhu cầu học nghề lớn và số nghề người dân có nhu cầu học cũng tương đối nhiều, đặt ra vấn về phát triển giáo viên, chương trình, giáo trình dạy nghề.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh tuyên quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 63 - 67)