Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 44 - 45)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2.2. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng

Đối với ngân hàng

Ngân hàng đƣợc gọi là “ngành kinh doanh rủi ro” bởi nó gánh chịu những rủi ro do nguyên nhân chủ quan của mình, đồng thời phải gánh chịu những rủi ro do khách hàng gây ra.

Khi rủi ro tín dụng phát sinh, khoản vốn ngân hàng cho vay không có khả năng thu hồi dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi, từ đó phát sinh nhiều chi phí nhƣ chi phí giám sát, chi phí pháp lý, chi phí cơ hội cho các khoản đầu tƣ khác… làm giảm thu nhập và tăng chi phí đối với ngân hàng cho vay. Các rủi ro này ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, uy tín trên thị trƣờng giảm sút và các thiệt hại vô hình khác không thể lƣờng đƣợc giá trị.

Mặt khác, các ngân hàng là một hệ thống chặt chẽ, có mối liên hệ với nhau, do đó khi một ngân hàng gặp rủi ro có nguy cơ phá sản dễ dẫn đến tình trạng khủng hoảng dây chuyền của cả hệ thống ngân hàng.

Đối với nền kinh tế

Ngân hàng đóng vai trò là trung gian tài chính cung cấp vốn cho nền kinh tế. Vì vậy hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp rủi ro tất yếu sẽ ảnh hƣởng đến đời sống kinh tế xã hội. Rủi ro làm ngân hàng thu hẹp quy mô hoặc đối tƣợng cho vay ảnh hƣởng đến nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng dẫn đến sản xuất bị đình trệ, các doanh nghiệp thua lỗ, đóng cửa, hàng hóa không đáp ứng nhu cầu thị trƣờng gây tổn thất cho xã hội. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có ảnh hƣởng lớn đến chính sách tiền tệ và các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc. Các rủi ro tín dụng gây thất thoát lớn trong hoạt động tín dụng ở một ngân hàng nếu không kịp thời khắc phục có thể ảnh hƣởng đến mục tiêu về vĩ mô của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)