Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 80 - 85)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:

Thứ nhất: Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ. Sự yếu kém ở đây bao gồm cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. CBTD non kém về trình độ, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm thẩm định và xử lý thông tin, đánh giá khách hàng thiếu chính xác, tƣ vấn cho khách hàng về sản phẩm vay, lãi suất và kỳ hạn không phù hợp dẫn đến chất lƣợng tín dụng thấp, rủi ro cao. Ngoài ra, việc CBTD không tuân thủ theo đúng quy trình tín dụng nhƣ giải ngân trƣớc khi hoàn thành chứng từ hay không kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của ngƣời vay, thì việc mất vốn rất dễ xảy ra. Hơn nữa, phẩm chất đạo đức của CBTD kém, không có tinh thần trách nhiệm, dễ bị cám dỗ sẽ gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng bằng cách cho vay chỉ dựa trên mối quan hệ với khách hàng, dựa trên lợi ích cá nhân mà bỏ qua những điều kiện và thủ tục cần thiết.

Về chủ quan, khi nói đến rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng thƣờng đề cập đến rủi ro đạo đức của CBTD mà ít nhắc đến rủi ro đạo đức của nhà quản lý. Vì lợi ích của cá nhân hay một nhóm tập thể, các cán bộ

quản lý đã cố ý tạo điều kiện cho rủi ro phát triển thông qua việc áp đặt chỉ đạo cấp dƣới giải quyết hồ sơ cho các khách hàng không đủ điều kiện vay mặc dù CBTD thông báo rõ nguyên nhân từ chối cấp tín dụng trong báo cáo thẩm định.

Thứ hai: Sự giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng còn thiếu sát sao.

CBTD cần có sự phê duyệt của lãnh đạo trƣớc khi giải ngân. Vậy nên việc cấp trên không có sự kiểm tra, đánh giá xem quyết định của cán bộ đã thực sự chính xác chƣa thì nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ rất cao. Hơn nữa, sau khi giải ngân, CBTD vẫn phải tiếp tục theo dõi hoạt động của khách hàng nhằm đảm bảo việc tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp có hiệu quả hay không để sớm phát hiện ra dấu hiệu của những khoản nợ có vấn đề. Tuy nhiên, việc theo dõi này đối với nhiều cán bộ chỉ mang tính hình thức. Mặt khác, các CBTD hạn chế kiến thức về đặc thù của các ngành nghề nên không thể theo dõi kỹ hoạt động kinh doanh, tài sản thế chấp của khách hàng đến khi phát sinh nợ quá hạng thì không có khả năng thu hồi.

Do vậy, nếu các cấp quản lý không có sự giám sát đối với CBTD, hoạt động của các CBTD sẽ không hiệu quả, thậm chí dẫn đến những sai phạm đạo đức trong cho vay và thu nợ. Ngoài ra, các cấp quản lý không quan tâm đến thực trạng tín dụng của ngân hàng thì sẽ không có những chỉ đạo kịp thời để ngăn ngừa và xử lý rủi ro xảy ra.

Thứ ba: Ngân hàng chƣa đa dạng hoá các danh mục đầu tƣ.

Một công cụ luôn đƣợc nhắc đến trong quản trị tín dụng ở tất cả các ngân hàng trên thế giới là quản trị danh mục đầu tƣ. Quản trị danh mục làm cân đối và kiềm chế rủi ro bằng cách nhận dạng, dự báo và kiểm soát mức độ rủi ro với từng thị trƣờng, khách hàng, loại sản phẩm tín dụng và điều kiện

hoạt động khác nhau. Mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hoá danh mục đầu tƣ, song rất nhiều ngân hàng trong đó có Agribank CN Kiên Giang chỉ cho vay một vài doanh nghiệp lớn, nhóm kinh doanh đơn lẻ. Một danh mục đầu tƣ phụ thuộc chủ yếu vào một số ít ngành hay một loại sản phẩm là rất nguy hiểm vì không ngành nào là không có rủi ro.

Thứ tư: Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng.

Về cơ cấu, lãi suất cho một khoản vay phải đƣợc xác định ở mức đảm bảo bù đắp đƣợc chi phí vốn đầu vào, chi phí quản lý, phần lợi nhuận mong muốn và phần bù đắp rủi ro của khoản vay. Khách hàng đƣợc đánh giá có mức độ rủi ro càng cao, phần bù rủi ro càng lớn. Nhƣng vì cạnh tranh nên Agribank CN Kiên Giang có thể chấp nhận mức giá cho vay thấp, thậm chí chỉ đủ chi phí vốn đầu vào và chi phí quản lý, không tính đến phần bù rủi ro. Việc làm đó trong dài hạn không những làm giảm lợi nhuận mà còn làm tăng tính rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Thứ năm: Công tác kiểm tra nội bộ chƣa phù hợp.

KSNB có ƣu điểm ở tính thời gian bởi nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của nhân viên kiểm soát, do việc kiểm tra đƣợc thực hiện thƣờng xuyên cùng với công việc kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động KSNB tại Agribank CN Kiên Giang chƣa theo kịp tốc độ tăng trƣởng tín dụng, nhân viên chƣa thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, còn mang nặng tính hình thức. Các báo cáo của KSNB thƣờng chỉ là tổng hợp, phân tích, thống kê các số liệu từ báo cáo tín dụng, chƣa thể hiện tính độc lập, tính kiểm tra và cảnh báo.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Thứ nhất: Do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả nợ.

dự đoán các vấn đề kinh tế, yếu kém trong năng lực quản lý, sử dụng vốn sai mục đích, sản phẩm chất lƣợng thấp không bán đƣợc… Hơn nữa có rất nhiều ngƣời vay sẵn sàng lao vào những cơ hội kinh doanh mạo hiểm với kỳ vọng thu đƣợc lợi nhuận cao mà không tính toán kỹ hoặc không có khả năng tính toán những bất trắc có thể xảy ra nên khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng là rất lớn.

Thứ hai: Do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng.

Để đạt đƣợc mục đích thu lợi nhuận, nhiều khách hàng sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để ứng phó với ngân hàng nhƣ móc nối, mua chuộc cán bộ ngân hàng, lợi dụng các mối quan hệ uy tín, tạo niềm tin ban đầu trong việc thanh toán nợ hoặc cung cấp các chứng từ, hồ sơ giả tạo, báo cáo tài chính sai lệch. Trong trƣờng hợp này, nếu không phát hiện ra, ngân hàng sẽ đánh giá sai về khả năng tài chính của khách hàng và cho vay vốn với khối lƣợng và thời hạn không hợp lý, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn là rất cao. Ngoài ra, cũng có những trƣờng hợp ngƣời kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn mà cố tình kéo dài với ý định không trả nợ hoặc tiếp tục sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.

Thứ ba: Do khách hàng gian lận trong việc thế chấp tài sản.

Khách hàng sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của mình thế chấp để vay vốn tại ngân hàng. Tài sản này có thể thuộc quyền sở hữu của nhiều ngƣời nhƣng không đƣợc sự đồng ý của ngƣời đồng sở hữu; thế chấp tài sản đi thuê; tài sản đã chuyển nhƣợng nhƣng vẫn còn bản chính hoặc tài sản đã thế chấp vẫn mang đi thế chấp ngân hàng khác để vay vốn. Bên cạnh đó, khách hàng có thể sử dụng tài sản của mình để lừa đảo ngân hàng nhƣ thế chấp tài sản đang bị tranh chấp; sau khi thế chấp khách hàng vẫn rao bán tài sản; rút ruột hàng tồn kho đã cầm cố cho ngân hàng để bán…

Các nguyên nhân từ phía khách hàng dù vô tình hay cố ý đều gây ra rủi ro cao cho ngân hàng nên cần có các biện pháp ngăn chặn và hạn chế.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trải qua giai đoạn rất khó khăn do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính Thế giới. Agribank CN Kiên Giang cũng là một thành viên trong hệ thống này nên không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực của môi trƣờng kinh doanh bên ngoài đến hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, các yếu tố về hành lang pháp lý bất cập, hệ thống thông tin nghèo nàn, trình độ quản lý và nghiệp vụ chƣa đƣợc cải thiện cũng là những nguyên nhân hạn chế sự phát triển của Agribank CN Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài các nguyên nhân chủ quan và khách quan thì nguyên nhân xuất phát từ sự yếu kém của hệ thống KSNB làm gia tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Agribank CN Kiên Giang là điều không tránh khỏi.

Từ những nghiên cứu và đánh giá trên, tác giả đƣa ra một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng Agribank CN Kiên Giang.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG

3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNPTNT chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 80 - 85)